Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Bệnh gút có được ăn trứng không?

Cao chè vằng nguyên chất

Bệnh gút có được ăn trứng không?

Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hoá phổ biến liên quan đến sự dư thừa hàm lượng acid uric trong máu dẫn tới việc lắng đọng các tinh thể urat tại ổ khớp. Các tinh thể urat với những đầu sắc nhọn chạm vào khớp gây đau, lâu dần có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.Thực đơn ăn uống có vai trò quan trọng quyết định trong việc kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng gout. Một số thực phẩm có chứa nhiều nhân purin có thể gây ra những triệu chứng khó chịu. Do đó, người bệnh được khuyên nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng purin thấp, an toàn cho sức khỏe.Vậy, người bệnh gút có ăn được trứng không? Một số chuyên gia xương khớp giải đáp, người bệnh gút có thể sử dụng trứng trong bữa cơm hàng ngày.

Người bệnh gút có thể ăn trứng với lượng vừa phải

Trứng có chứa hàm lượng protein cao, nhưng có ít nhân purin. Vì vậy, khi sử dụng trứng người bệnh gút không cần lo lắng về vấn đề tăng acid uric trong máu. Hơn nữa trong trứng có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là hàm lượng omega-3 trong trứng có khả năng ức chế các phản ứng viêm và làm giảm tình trạng sưng đau tại các khớp.Như vậy người bệnh gout hoàn toàn có thể sử dụng trứng để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần chú ý lựa chọn loại trứng phù hợp và định lượng vừa phải với cơ thể. Đồng thời chế biến món ăn từ trứng kết hợp cùng nhiều thực phẩm thích hợp, an toàn với cơ thể.

Bệnh gút có được ăn trứng không? Nên ăn trứng gì?

Hiện nay, có một số loại trứng có hàm lượng purin cao không phù hợp với người bệnh gút. Vì vậy, trước khi sử dụng trứng người bệnh nên tìm hiểu kỹ thông tin.

Bệnh gút có được ăn trứng không? Một số trứng loại an toàn

Bệnh gút có ăn được trứng gà không? Loại trứng này có chứa hàm lượng acid amin cao. Lượng acid amin này đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ sự phát triển của hệ tuần hoàn. Khi có hệ tuần hoàn khỏe mạnh, người bệnh có thể nhanh chóng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, trứng gà cung cấp một lượng lớn canxi, photpho giúp xương chắc khỏe, phòng chống các biến chứng do bệnh gút gây ra. Bên cạnh trứng gà, người bệnh cũng có thể sử dụng trứng vịt, trứng chim cút, trứng ngỗng…để thay đổi món ăn hàng ngày. Để bảo vệ cơ thể, người bệnh nên chế biến theo hướng dẫn của chuyên gia, sử dụng một lượng vừa phải.

Người bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không?

Đây là câu hỏi được nhiều người bệnh băn khoăn. Lời giải đáp là “không”. Bởi lẽ, trong trứng vịt lộn bao gồm phần lòng đỏ và phần con đã hình thành. Lúc này, lượng protein có chứa nhân purin và cholesterol khá cao. Nếu sử dụng thường xuyên, lượng purin trong trứng vịt lộn có thể gây dư thừa acid uric trong máu, cấu thành muối urat và tạo nên các hạt tophi. Bên cạnh đó, trứng vịt lộn có thể gây nên biến chứng về tim mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ ở người mắc bệnh gút.

Trứng vịt lộn không phù hợp với người bệnh gút

Bị gút nên ăn trứng như thế nào là tốt?

Các loại trứng thường được sử dụng 2 lần/tuần đối với đại đa số gia đình Việt. Tuy nhiên đối với các bệnh nhân bị gout, bữa ăn với trứng có thể giảm xuống thấp hơn 2 lần. Cụ thể chuyên gia khuyên rằng, người bị bệnh gút chỉ nên khoảng 800g trứng/tuần là tốt nhất. Trung bình 4-5 quả trứng/tuần là mức phù hợp để người bệnh có thể kiểm soát chỉ số axit uric trong máu.

Ngoài ra, tùy thuộc vào loại trứng bạn ăn để cân đối định lượng sao cho hợp lý bởi mỗi loại trứng sẽ có nguồn đạm khác nhau. Trong đó trứng ngỗng, vịt, đà điểu là những loại trứng có nguồn đạm lớn, không cần thiết bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Thay vào đó bạn có thể ăn trứng gà ta do hàm lượng đạm cũng như chất béo, khoáng chất ở mức vừa đủ.

Ngoài ra trong trứng gà lại có một lượng lớn choline rất tốt cho quá trình dẫn truyền tế bào. Hoạt chất này cũng có tác dụng ngăn chặn hoạt động ngưng tụ homocisteine nhằm giúp giảm thiểu các bệnh lý liên quan đến xương khớp và tim mạch.

Mặc dù chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên ăn trứng gà thường xuyên, mỗi ngày vì nó thể gây thừa cân, thừa đạm, ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh gout.

Ngoài quan tâm đến số lượng trứng nên ăn một tuần, người bị gout cũng cần biết cách chế biến sao cho tốt nhất với sức khỏe bản thân. Theo các chuyên gia để hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất có trong trứng, người bệnh nên chế biến đơn giản như luộc, hấp, ăn cùng rau củ,…

Việc ăn trứng cùng rau củ sẽ giúp các vitamin, chất xơ, khoáng chất từ rau củ hỗ trợ chuyển hóa trứng tốt hơn. Người bệnh cũng nên hạn chế ăn món trứng chiên, kho nhiều gia vị vì có thể khiến cơ thể bị thừa chất béo. Từ đó dẫn tới nguy cơ tăng mỡ máu, huyết áp, gút nặng lên.

Các món chế biến từ trứng giúp giảm đau khớp hiệu quả

Nếu bạn chưa biết nên chế biến trứng như thế nào thì ngon miệng, hãy theo dõi một số món ăn được khuyên chọn bởi chuyên gia trong bài viết.

Trứng là món ăn nhiều dinh dưỡng, hợp với người bệnh về xương khớp

Trứng hấp

Món ăn này có hàm lượng calo thấp, ít chất béo, không có dầu mỡ, phù hợp với người bệnh gút có cân nặng quá khổ. Người bệnh nên chế biến theo các bước dưới đây:

  • Nguyên liệu: 4 quả trứng, hành lá, nước mắm, bột ngọt.
  • Chế biến: Người bệnh đánh tan trứng cùng hành lá cắt nhỏ. Sau đó nêm nước mắm và gia vị vừa ăn. Hấp cách thủy trong vòng 30 phút, dưới lửa nhỏ. Để tăng thêm hương vị, bạn cũng có thể trộn thêm cà rốt, thịt nạc băm khi chế biến.

Trứng kho thịt ba chỉ

Trứng kho thịt rất thơm ngon và đưa cơm. Người bệnh nên áp dụng ngay trong thực đơn để cải thiện bữa ăn gia đình.

  • Nguyên liệu: Thịt ba chỉ, trứng, nước mắm, đường, nước hàng, ớt, tiêu.
  • Chế biến: Thịt ba chỉ chần sơ qua nước sôi để lấy hết cặn bẩn. Sau đó cắt khúc vuông và ướp với nước mắm, ớt, tiêu, nước hàng. Trứng luộc chín và bóc vỏ. Đun thịt đến khi săn cho trứng vào đảo đều, thêm 1 bát nước con, đun nhỏ lửa đến khi cạn nước là có thể dùng với cơm nóng.

Trứng chiên lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, thành phần dinh dưỡng chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Người bệnh gút thường xuyên sử dụng các chế phẩm từ lá lốt để giảm đau xương khớp hiệu quả. Món trứng rán lá lốt là một món ăn ngon, được nhiều gia đình yêu thích, phù hợp với người bệnh gút. Bạn nên chế biến món ăn theo các bước sau đây:

  • Nguyên liệu: 4 quả trứng, lá lốt tươi, hành băm, nước mắm, bột ngọt.
  • Chế biến: Lá lốt rửa sạch, băm nhỏ. Trộn lá lốt, hành tím băm đánh tan cùng 4 quả trứng, nêm gia vị vừa ăn. Rán trứng trên chảo có dầu nóng, để nhỏ lửa. Người bệnh nên ăn khi còn nóng để đảm bảo hương vị.
Người bệnh gout nên ăn trứng chiên lá lốt

Trứng xào súp lơ

Súp lơ được nhiều chuyên gia xương khớp khuyên dùng cho bệnh nhân gút. Bởi lẽ, loại rau này chứa nhiều chất xơ, vitamin hỗ trợ quá trình tuần hoàn trong cơ thể.

  • Nguyên liệu: Súp lơ, trứng, bột canh, hạt nêm, hành tím.
  • Chế biến: Súp lơ ngâm với nước muối loãng, rửa sạch. Cắt rau thành miếng nhỏ vừa ăn, trần sơ qua nước sôi. Sau đó, phi thơm hành tím đã băm nhỏ, xào rau chín, quậy tan trứng đổ vào đảo nhanh tay. Người bệnh nêm gia vị vừa ăn và thưởng thức với cơm nóng.

Canh trứng cà chua

Cà chua là loại quả có chứa ít nhân purin rất thích hợp với cơ thể người bệnh gút. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa, phòng viêm khớp, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp.

  • Nguyên liệu: 2 quả trứng, 2 trái cà chua, hành tím băm, bột ngọt, nước mắm.
  • Chế biến: Phi thơm hành tím đã băm sẵn đến khi thơm, cho cà chua vào xào nhuyễn. Thêm 1 bát tô nước lọc, nước mắm vào đun sôi cùng cà chua. Sau đó, quấy tan trứng, cho vào nồi nước canh đang sôi, đến khi sôi bùng thì tắt bếp. Nên thưởng thức món ăn khi còn nóng.

Món trứng hấp nấm rơm

Đây là món ăn đặc biệt phù hợp với những người đang bị bệnh gout. Bởi nấm rơm rất giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa nhân purin thấp nên an toàn cho quá trình kiểm soát bệnh. Hơn nữa trứng được chế biến theo cách này cũng sẽ hạn chế các vấn đề rủi ro phát sinh.

  • Bạn chuẩn bị 3 quả trứng gà ta, nấm rơm 150g, rau mùi cùng gia vị.
  • Nấm rơm bạn đem rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ.
  • Trứng đập vào bát, cho nấm rơm đã thái nhỏ vào, nêm gia vị và trộn đều.
  • Cho bát trứng đi hấp cách thủy đến khi chín.
  • Khi trứng chín bạn có thể rắc thêm chút rau mùi hoặc hạt tiêu.
  • Thưởng thức trứng cùng cơm ngay khi còn nóng để thấy vị ngon.
Món trứng hấp nấm rơm phù hợp cho người bệnh gút

Món trứng khuấy

Nếu bạn đã quá nhàm chán với món trứng luộc, hấp có thể đổi vị bằng trứng khuấy. Cách thực hiện món ăn trứng khuấy này rất đơn giản.

  • Bạn chuẩn bị 2 quả trứng gà ta, 80ml sữa tươi tách béo không đường, bột ngô 6g, bơ 5g, hành lá và gia vị.
  • Bạn cho sữa tươi và bột ngô vào bát ô tô, khuấy đều cho đến khi bột tan hết, không bị vón cục.
  • Tiếp đó đập trứng vào bát bột và tiếp tục khuấy đều, thêm hành lá thái nhỏ cùng tiêu, hạt nêm. Bạn tiếp tục khuấy đều.
  • Cho chảo lên bếp, đun nóng bơ rồi cho trứng vào chảo, dàn mỏng ra.
  • Để lửa nhỏ và khuấy đều tay cho đến khi trứng chín, có độ đặc nhất định.
  • Cho trứng đã chín ra đĩa và ăn ngay khi còn nóng.

Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý không ăn món này quá thường xuyên vì nó chứa bơ có thể cản trở quá trình điều trị gút.

Món trứng hấp đậu phụ non

Mùi thơm của trứng kết hợp với bị béo từ đậu phụ non sẽ tạo nên một món ăn giàu dinh dưỡng lại rất tốt cho người bệnh gout.

  • Bạn chuẩn bị đậu phụ non khoảng 250g, trứng gà ta 4 quả, vừng chín 10g và 250ml nước luộc gà.
  • Cho đậu phụ non vào rây và miết để đậu rơi xuống dưới.
  • Trứng gà đập ra bát và đánh tan, sau đó cũng dùng rây để lọc rồi trút vào bát đậu phụ non đã chuẩn bị trước đó.
  • Trộn đều tay để trứng và đậu phụ hòa vào nhau, cho nước luộc gà vào tiếp tục khuấy đều lên.
  • Nêm gia vị vừa ăn, thêm vừng, hành lá rồi chia hỗn hợp này ra nhiều bát nhỏ (chỉ đổ đầy nửa bát).
  • Cho các bát trứng này vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao trong vòng 8 phút là được.
  • Cuối cùng lấy món ăn ra và thưởng thức.

Lưu ý khi dùng trứng dành cho người bệnh gút

Trứng là một thực phẩm an toàn đối với người bệnh gút. Tuy nhiên, chế biến loại thực phẩm này lại không hề dễ dàng. Nếu không sử dụng an toàn, đúng định lượng, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và gây hại cho cơ thể người bệnh. Người bệnh nên ghi nhớ một số lưu ý dưới đây để sử dụng trứng một cách an toàn:

Sử dụng trứng đúng cách nâng cao sức khỏe cơ thể
  • Trong bữa cơm, khi đã sử dụng trứng người bệnh không nên sử dụng thêm các thực phẩm chứa hàm lượng protein.
  • Nên sử dụng trứng kết hợp với một số loại rau xanh có chứa ít purin.
  • Nên ăn trứng luộc chín, không nên sử dụng trứng rán vì món ăn có thể tăng hàm lượng chất béo, gây biến chứng bệnh gút. Thay vào đó, người bệnh nên dùng dầu oliu, dầu lạc, vừng để chế biến món ăn.
  • Không nên sử dụng rau củ có chất tăng trưởng như măng tây, măng tre, giá đỗ, nấm để chế biến chung với trứng.
  • Tuyệt đối không dùng trứng chung với rượu bia, đồ uống có cồn.
  • Hạn chế đồ ăn muối chua, có vị mặn ăn cùng với trứng.
  • Nên bảo quản trứng ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tốt nhất là trong tủ lạnh .

Tất cả những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi: “Bệnh gút có được ăn trứng không?”. Bên cạnh đó, chuyên mục đã giới thiệu chi tiết đến người bệnh các món ăn ngon từ trứng. Người bệnh gút nên thiết lập chế độ ăn lành mạnh, để bảo vệ sức khỏe bản thân và phòng chống biến chứng. Chúc các bạn khoẻ mạnh!

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: