Người bệnh gút ăn cá có tốt không?
Gout là một dạng bệnh lý viêm khớp phổ biến hiện nay. Bệnh không còn giới hạn về độ tuổi, giới tính hay điều kiện tinh tế. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do sự rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, khiến axit uric không được đào thải ra bên ngoài tạo ra các tinh thể urat lắng đọng và các khớp tay chân hay mắt cá chân. Triệu chứng này dẫ tới những cơn đau dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
Axit uric bản chất được tổng hợp từ hàm lượng purin có trong các loại thực phẩm khi chúng ta sử dụng quá mức. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng rượu bia cũng làm quá trình đào thảo axit uric tại thận bị ngưng trệ. Do đó, khi chế độ ăn uống có vấn đề, việc mắc bệnh gout rất dễ xảy ra. Một trong những vấn đề cần lưu ý là Người bệnh gút ăn được cá gì? ăn cá có tốt không?
Cá là loại thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống con người hiện nay. Cá đồng hoặc cá sông chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin B, A, D, chứa hàm lượng cao protein và omega giúp hỗ trợ phát triển trí não, chống viêm khớp, đặc biệt là giảm đau khi mắc bệnh gút. Bên cạnh đó, trong cá có chứa hàm lượng purin trung bình.
Đối với người bệnh gút, purin là một hoạt chất làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nếu dung nạp quá nhiều purin có thể khiến lượng acid uric trong máu tăng cao. Từ đó hình thành tinh thể muối urat. Tuy nhiên, trong nhiều loại cá, hàm lượng hoạt chất này khá ít, chưa nằm ở ngưỡng có vượt quá mức cho phép. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể sử dụng cá, nhưng cần điều chỉnh về khối lượng cũng như cẩn trọng hơn khi kết hợp với các thực phẩm khác.
Những loại cá tốt cho người bệnh gout
Người bị bệnh gout rất nhạy cảm với những thực phẩm chứa purin và thủy ngân, vậy nên việc ăn cá cũng cần được chú trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bệnh nhân gout nên ăn cá có dưới 100mg purin trên tổng số 100g khẩu phần. Vậy đó là những loại cá gì?
Bệnh gút ăn được cá gì – Top những cá tốt cho sức khỏe
Những loại cá sông, cá đồng hoặc cá có thịt trắng sẽ tốt cho người bị gout, cụ thể:
- Cá rô: Có thành phần purin thấp và có thể dùng ăn thường xuyên.
- Cá quả: Chứa đạm, photpho, vitamin PP tốt cho người bị gút.
- Cá diêu hồng: Chứa nhiều vitamin A, omega 3 tốt cho sức khỏe.
- Cá hồi: Lượng purin trong cá hồi ở ngưỡng trung bình nên người bị gút có thể yên tâm sử dụng.
- Cá chép: Loại cá này giàu dinh dưỡng, lượng purin thấp và giới hạn mức độ acid uric trong máu.
Những cá mà người bị gút nên ăn vừa phải
Một số loại cá có hàm lượng purin từ 100 – 400mg trên 100g khẩu phần thường không phù hợp và bạn nên hạn chế để tránh triệu chứng bệnh thêm nặng hơn.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% hàm lượng acid uric trong máu đến từ thực phẩm nên bạn có thể tiêu thụ những loại cá sau đây với tần suất ít, không nên ăn quá nhiều:
- Cá chim nước ngọt.
- Cá bơn.
- Cá vượt Nhật Bản.
Những loại cá nên tránh
Hàm lượng purin cao từ 400mg trên 100g khẩu phần ăn sẽ không phù hợp với bệnh nhân gout. Người bệnh nên tránh ăn những loại cá sau đây để ngăn bệnh gút nặng hơn:
- Cá cơm.
- Cá trích.
- Cá mòi.
- Cá thu.
- Cá tuyết.
Những loại cá này có hàm lượng acid uric rất cao nên dùng thường xuyên có thể gây nhiều triệu chứng khó chịu. Các cơn đau có thể xảy ra ngay sau khi ăn cá và tình trạng lắng đọng acid uric nặng hơn gây khó khăn trong việc di chuyển.
Một số món ăn từ các người bệnh nên biết
Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ cá mà người bệnh gút có thể sử dụng. Hãy theo dõi những công thức nấu ăn dưới đây để biết thêm chi tiết.
Cá diêu hồng hấp xì dầu
Cá diêu hồng có chứa hàm lượng omega – 3 lớn, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy hiệu quả. Nếu bạn đang gặp những cơn đau nhức khó chịu, hãy áp dụng ngay cung thức nấu nướng sau đây.
- Nguyên liệu: 1 con cá diêu hồng, xì dầu, rau mùi.
- Chế biến: Người bệnh làm sạch cá, ướp với xì dầu, hạt nêm, rau mùi. Sau đó, cho cá vào giỏ hấp, đun sôi trong vòng 1h là có thể thưởng thức.
Cá rô kho thịt
Người bệnh có thể kết hợp cá kho thịt ba chỉ để tăng thêm hương vị bữa ăn. Chuẩn bị và chế biến món ăn theo các bước dưới đây.
Nguyên liệu: 1 con cá rô đồng, 500g thịt ba chỉ, hành tím, nước mắm, hạt nêm, rượu trắng.
Chế biến:
- Cá rô rửa sạch, ngâm qua rượu trắng để khử mùi tanh.
- Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn
- Ướp thịt, cá cùng hành băm nhỏ và các gia vị khác vừa ăn
- Sau đó thêm nước sôi vào nồi, kho cá đến khi hết nước, là có thể ăn với cơm nóng.
Canh cá rô đồng và rau cải xanh
Rau cải xanh hầu như không chứa purin, người bệnh gút có thể sử dụng thoải mái. Đặc biệt, rau có chứa nhiều chất xơ, giúp làm tăng quá trình chuyển hóa, đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Người bệnh chế biến món ăn theo các bước sau đây:
Nguyên liệu: Cá rô đồng, rau cải xanh, hành tím khô, hạt nêm, nước mắm.
Chế biến:
- Cá rô đồng làm sạch, hấp chín. Sau đó tách thịt và rang vàng, thêm một ít gia vị.
- Rau cải xanh cắt nhỏ, rửa sạch.
- Phi thơm hành tím đã băm nhỏ. Sau đó xào lẫn rau cải và thịt cá rô đồng, đun sôi cùng 1 bát nước lớn, nêm gia vị vừa ăn.
Cá om lá lốt
Lá lốt có chứa hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, giúp cải thiện nhanh triệu chứng khó chịu do gút gây ra. Người bệnh có thể om bất kỳ loại cá nào với lá lốt. Đây là một món ăn ngon được mọi nhà ưa thích.
- Nguyên liệu: 1 con cá nước ngọt, lá lốt, gia vị các loại.
- Chế biến: Người bệnh rửa sạch cá, cắt khúc. Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ. Cho cá và lá lốt vào nồi cùng 1 lít nước, thêm gia vị vừa ăn và om nhừ.
Cá hồi nướng tiêu xanh
Người bệnh gút có thể ăn từ 50g – 100g cá hồi mỗi tháng. Người bệnh nên chế biến món ăn theo cách sau đây để hạ hàm lượng purin có trong thực phẩm.
Nguyên liệu: Cá hồi, hạt tiêu xanh, muối.
Chế biến:
- Người bệnh khử tanh cá hồi bằng rượu trắng.
- Ướp cá với tiêu xanh và muối.
- Sau đó nướng cá ở nhiệt độ 180 – 200 độ C.
- Nên dùng có với lá hương thảo để tăng thêm hương vị.
Lưu ý khi người bệnh gout ăn cá
Để hạ thấp hàm lượng purin trong cá người bệnh nên tuân thủ một số nguyên tắc sử dụng cá sau đây:
- Mặc dù hàm lượng purin trong cá thấp, tuy nhiên chuyên giá xương khớp khuyến cáo, người bệnh chỉ nên dùng từ 2-3 lần mỗi tuần. Mỗi lần chỉ nên dùng từ 50g-100g cá, nhờ đó có thể hạn chế lượng acid uric tăng trong máu.
- Hàm lượng purin có thể giữ nguyên nếu cá không được nấu chín. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn các món sống, gỏi cá, sashimi…
- Người bệnh gút sử dụng các tốt hơn khi được hấp hoặc luộc
- Không nên chế biến cá cùng dầu ăn, dễ gây ra biến chứng tiểu đường, mỡ nhiễm máu…
- Người bệnh nên làm sạch cá, bỏ vảy trước khi chế biến
- Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn: Nếu đã sử dụng cá, người bệnh nên tăng lượng rau xanh và hạn chế các món thịt có chứa nhiều chất đạm.
- Người bệnh gút tuyệt đối không sử dụng cá cùng rượu bia hoặc đồ uống có cồn
- Nên uống đủ 2 lít nước một ngày để tăng đào thải acid uric trong máu
Hy vọng, tất cả những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi: “Bệnh gút ăn được cá gì?”. Bên cạnh đó, chuyên mục đã giới thiệu đến người bệnh 5 món ngon từ cá tốt khi mắc gút người bệnh hãy áp dụng ngay để có bữa ăn ngon và sức khỏe tốt.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: