Công dụng của cỏ mực
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay…
Tốt cho gan
Từ lâu, các bác sĩ y học cổ truyền người Ấn Độ đã công nhận những lợi ích của cỏ mực đối với gan và chỉ ra khả năng chữa các bệnh về gan như vàng da, viêm gan và góp phần giúp gan tiêu trừ độc tố của loại cỏ này. Các nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu trong ống nghiệm và thử nghiệm trên động vật, đều khẳng định rằng cỏ mực có chức năng bảo vệ gan tốt. Nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cũng chứng minh rằng tác dụng bảo vệ gan của cỏ mực. Các nhà nghiên cứu đã tiêm chất độc cho gan (CCL4) vào chuột, sau đó cho một số con ăn chiết xuất lá cỏ mực và kết quả cho thấy khả năng tử vong giảm đi đáng kể từ 77% xuống còn 22%.
Tác dụng kháng vi sinh vật
Một trong các lợi ích của cỏ mực mà người xưa thường dùng chính là dùng nó để chống nhiễm trùng. Nghiên cứu gần đây cho thấy lợi ích này của cỏ mực là có cơ sở khoa học. Bằng chứng là một nghiên cứu đăng năm 2011 đã điều tra về tác dụng của các loài thực vật trong việc chống nhiễm trùng, bao gồm cây cỏ mực. Cây cỏ mực được chứng minh là có tác dụng chống lại 9 loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm các loại vi khuẩn bình thường và cả loại vi khuẩn nguy hiểm như tụ cầu khuẩn vàng, khuẩn E.coli.
Giúp giảm đau
Cỏ mực tươi thường được dùng để trị đau răng trong các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ. Một vài nghiên cứu khác đã phân tích sâu hơn về tác dụng giảm đau “thần kỳ” của loài cây này. Các thí nghiệm về giảm đau khác nhau trên chuột cho thấy cỏ mực có tác dụng giảm đau tương đương với thuốc giảm đau codenei và aspirin. Các nghiên cứu khác cũng chứng minh tác dụng giảm đau của cỏ mực là nhờ có chứa tinh chất ethanol và ancaliot. Chính vì những bằng chứng này, bạn có thể dùng cỏ mực để giảm đau thay vì dùng các loại thuốc giảm đau thông thường.
Tốt cho tiêu hóa
Theo các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ, ăn cỏ mực tươi có thể trị bệnh khó chịu dạ dày. Nó cũng có tác dụng hiệu quả trong việc chữa các bệnh rối loạn tiêu hoá như chứng táo bón và khó tiêu. Loài cây này giúp hồi phục sự cân bằng của hệ tiêu hóa vì nó giàu các hợp chất hữu cơ và hóa học.
Chữa các bệnh rối loạn hô hấp
Cỏ mực chứa thành phần làm tan đờm, do đó có khả năng trị các cơn ho xung huyết do cảm lạnh thông thường, bệnh cúm và nhiễm trùng ngực. Nhờ có chứa thành phần kháng vi sinh vật, cỏ mực còn giúp loại bỏ nhiễm trùng trong khi làm dịu niêm dịch và đờm.
Bài thuốc sử dụng cỏ mực
Chữa viêm họng: Với các triệu chứng như đau họng, họng sưng tấy, nuốt thì bị đau, người bệnh kiên trì dùng thang thuốc sau từ 3-5 ngày sẽ khỏi. Dùng 20g cỏ nhọ nồi và 20g bồ công anh, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất sắc lấy nước uống. Mỗi ngày người bệnh nên dùng 1 thang.
Chữa sốt cao: Bài thuốc này đã được dân gian dùng rất hiệu quả. Nó là cứu cánh cho những trường hợp bị cảm nhưng khó dùng kháng sinh, đặc biệt là ở trẻ em. Khi bị sốt cao dùng cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cam thảo đất, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Đông y sử dụng cây nhọ nồi để chế biến thang thuốc giúp cải thiện suy nhược cơ thể, ăn không ngon. Dùng cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g cùng với 50g gừng khô. Các vị này chặt nhỏ, sao sơ qua, sau đó đổ thêm 3 chén nước dừa tươi nấu còn 8 phần là được. Người bệnh nên uống ngày 2 lần sẽ phát huy tác dụng.
Chữa chảy máu cam: Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu nhanh. Chính vì vậy nó thường được dùng để đắp lên vết thương nhỏ bị chảy máu. Ngoài ra nhọ nồi còn có tác dụng chữa chảy máu cam rất tốt. Dùng cỏ nhọ nồi cùng với hoa hòe sao đen mỗi vị 20g, 16g cam thảo đất sau đó sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa mề đay: Trong uống, ngoài xoa đó là cách sử dụng của bài thuốc này. Dùng nước sắc được để uống còn bã dùng để xoa, đắp lên chỗ sưng. Thang thuốc bao gồm nhọ nồi, là xương sông, lá khế, rau diếp cá, lá dưa chuột, lá nhài giã nát và lá huyệt dụ. Tất cả cho vào nồi sau đó giã nát để lấy nước và bã đề dùng.
Chữa gan nhiễm mỡ: Gan nhiễm mỡ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó có nguyên nhân do nghiện rượu và nguyên nhân do béo phì. Với 2 nguyên nhân này thì Đông y có bài thuốc tương ứng đề chữa bệnh viêm nhiễm mớ rất hiệu quả. Mỗi ngày bệnh nhân nên sắc 1 thang để uống.
Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, bồ công anh 15g, chỉ củ tử 15g.
Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g.
Chữa sốt phát ban: Với cách đơn giản là dùng khoảng 60g nhọ nồi sắc uống ngày một thang liên tục từ 2-4 ngày là bạn có thể chữa được bệnh sốt phát ban. Bài thuốc vừa đơn giản lại hiệu quả.
Chữa bạch biến: Nhọ nồi 30g, đảng sâm 15g, sa uyển tử 15g, xích thược 10g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đan sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g, đương quy 10g, các vị rửa sạch đem sắc uống ngày 1 thang, mỗi đợt uống 15 ngày.
Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Trong trường hợp sốt xuất huyết vừa mới xuất hiện, đang ở thể nhẹ các bạn có thể dùng bài thuốc Đông y từ cây nhọ nồi sau. Cỏ nhọ nồi 20g, lá trắc bá sao đen 12g, hoa hòe sao đen 12g, củ hoặc lá sắn dây 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trĩ ra máu: Cột nắm cỏ nhọ nồi để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài
Chảy máu dạ dày – hành tá tràng: Cỏ nhọ nồi 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ nhọ nồi với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1 – 2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết. Hoặc: Cỏ nhọ nồi 1 – 2kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300 – 1.000g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối.
Chữa di mộng tinh do tâm thận nóng: Cỏ nhọ nồi sấy khô, tán bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ nhọ nồi để uống ngày 30g.
Rong kinh: Rong kinh nếu nhẹ, lấy cỏ nhọ nồi tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ nhọ nồi khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
Tiểu ra máu: Cỏ mực và mã đề lượng như nhau, mang giã lấy nước uống 3 chén mỗi ngày vào lúc đói. Có thể nấu cháo cỏ mực 100g cùng 3 lát gừng. 8. Trĩ ra máu Giã nhuyễn một nắm cỏ mực nguyên rễ cho vào một chén rượu nóng, để trong rồi uống, bã đắp vào trĩ.
Cây cỏ mực chữa suy thận: Cỏ mực mang về rửa sạch và thái nhỏ rồi phơi khô, sao vàng để sử dụng dần. Mỗi ngày bạn hãy lấy 30h cỏ mực đã được sao vàng nấu cùng với 40g đỗ đen rang cháy, nấu khoảng 15 phút là được, và chắt lấy nước để uống trong ngày. Khi uống hết nước đầu tiên, bạn hãy cho thêm nước vào đun và uống, sau 2- 3 lần mới thay thang thuốc mới.
Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh
Tuy có tác dụng rất lớn trong việc điều trị những bệnh lý, nhưng khi sử dụng loại cây này thì người dùng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị sốt chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp (bẹn, nách), hạn chế đường uống để đảm bảo vệ sinh vô trùng cho trẻ.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: