Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Bài Thuốc Từ Cây Hy Thiêm Thảo Trong Điều Trị Bệnh Xương Khớp một cách hiệu quả nhất

Cao chè vằng nguyên chất

Mô tả cây hy thiêm

Hy thiêm là loại cây cỏ có chiều cao trung bình từ 0.4-1m. Cây có nhiều cành, có lông tuyến. Lá hy thiêm mọc đối, hình 3 cạnh, đầu nhịn và ở phần mép lá có răng cưa. Hoa hy thiêm màu vàng, đầu nhụy hoa có chất dính nên sẽ bám vào quần áo. Quả bé màu đen hình trứng.

Hình ảnh cây hy thiêm

Địa điểm phân bố, thu hái:

Cây hy thiêm mọc khắp đất nước Việt Nam nhưng thường xuất hiện nhất ở Lạng Sơn, Hà Tĩnh và Tây Nguyên. Người bệnh hoàn toàn có thể trồng Hy thiêm tại vườn nhà. Thời gian trồng thích hợp nhất là vào mùa Xuân. Thời điểm thu hái: tháng 4 đến tháng 6, lúc cây hy thiêm sắp ra hoa hoặc mới có ít hoa. Sau khi thu hái, người ta dùng cây hy thiêm cắt ngắn và phơi khô để dùng dần.

Cách phân biệt cây hy thiêm với các loại cây khác

Cây hy thiêm rất dễ bị nhầm lẫn với cây cứt lợn vì chúng đều có lông ở thân và cành, nhưng hoa cứt lợn có màu trắng và tím còn hy thiêm có hoa màu vàng.

Cây hy thiêm trong dân gian được dùng làm thuốc chữa bệnh

Thành phần hóa học của cây hy thiêm

Toàn cây chứa chất đắng daturosid.

Công dung của cây hy thiêm

Theo các tài liệu y học cổ truyền của Trung Quốc có ghi, cây hy thiêm giúp trị can thận phong khí, chân tay tê dại, đau xương, lưng gối mỏi, nhức – kiêm để chủ trị phong thấp sang, cơ nhức tê khó khỏi.

Theo nguyên cứu dược lý hiện đại, trong thành phần cây hy thiêm có chứa hoạt darutin thuộc dẫn chất của axit salicylic cùng với các chất đắng daturosid , orientin… có khả năng kháng viêm cực tốt và giúp hạ huyết áp và giãn cơ. Chính vì vậy cây thường được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa cột sống, bệnh gút, đau lưng, mỏi vai gáy và gối.

Các công dụng chữa bệnh của hy thiêm

Cây hy thiêm chữa bệnh gì? Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hy thiêm

Cây hy thiêm chữa đau xương khớp

Cây hy thiêm có chứa chất chống viêm, giãn cơ tốt với bài thuốc đơn giản – không tốn kém: mỗi thứ 3 chỉ: cây hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 5 chỉ: Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất). Sắc uống hằng ngày.

Chữa án thân bất toại bằng cây hy thiêm

Những bệnh nhân huyết áp cao bị tai biến gây liệt nửa người nên dùng bài thuốc này để giúp tăng cường chức năng vận động. Ngoài ra còn giúp giảm tê bại chân tay và mỏi xương khớp: Sử dụng lá non cây hy thiêm mang đi rửa sạch sau đó đem đi phơi khô, sao vàng (tốt nhất người bệnh nên chọn những lá khỏe mạnh, không sâu bệnh). Tiếp đến, lấy cối giã nhỏ và đổ ra một chiếc bát sạch trộn đều cùng một chút mật ong. Vo thành những viên nhỏ gần bằng viên bi và dùng dần. Mỗi ngày nên uống 2 lần và mỗi lần nên uống một viên.

Cây hy thiêm chữa bệnh gout

Nguyên liệu: Hy thiêm 100g, Đường và Rượu 1 lít, Thiên niên kiện 50g nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối.

Dược liệu hy thiêm trong trị bệnh xương khớp – gút

Chữa mụn nhọt, hậu bối (nhọt sau lưng):

Mỗi thứ 5g: Hy thiêm, tỏi sống, cỏ roi ngựa. Giã nát rồi hòa trong một chén rượu ấm, vắt lấy nước uống, còn phần bã đắp vào mụn nhọt. Ngày dùng 1-2 lần.

Chữa cảm mạo, đau nhức đầu:

Hy thiêm 12g, hành 8g, tía tô 12g. Tất cả rửa sạch cho vào nồi, đổ 550ml nước sắc nhỏ lửa, đến khi còn 250ml nước thì chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:

Hy thiêm 8g, thảo quyết minh 6g, ngưu tất 6g, hoàng cầm 6g, chi tử 4g, long đởm thảo 4g, trạch tả 6g. Tất cả cho vào ấm, đổ 700ml nước, sắc nhỏ lửa đến khi còn 300ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.

Chữa mất ngủ:

Hy thiêm 20g, hoa hòe 20g, cho 2 nguyên liệu này vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 500ml, rồi chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa phong thấp hay chân tê bại, buốt xương, lưng gối đau mỏi:

Hy thiêm rửa sạch phơi khô, thêm rượu và mật vào. Sau đó đồ lên, phơi, tẩm và đồ – phơi làm 9 lần. Tiếp đến sấy khô tán nhỏ, viên với mật, uống mỗi ngày 10-15g.

Chữa sốt rét cơn lâu ngày, đờm đọng:

Dùng Hy thiêm tươi giã nhỏ, thêm nước sôi vào, vắt lấy nước cốt, mỗi lần uống một chén (30ml), uống nhiều thì nôn ra đờm.

Chữa vẩy nến:

Hy thiêm 16g; mỗi vị 20g: Sinh địa, cây Cứt lợn, Hòe hoa, Thạch cao; mỗi vị 16g: Kim ngân hoa, K đầu ngựa, Thổ phục linh, Cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang.

Lưu ý: Người âm huyết không đủ không nên dùng độc vị hy thiêm.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về cây hy thiêm cùng các bài thuốc chữa bệnh trong đời sống đặc biệt là với bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì dùng trong thời gian dài để có tác dụng rõ rệt giảm đau các khớp nhé.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: