- Quả trám trắng: Quả có hình thoi, hai đầu tù và có màu vàng xanh nhạt. Quả có chiều dài 45 mm và rộng từ 20 – 25 mm. Hạt hình thoi với 2 đầu nhọn, cứng và nhẵn, trong có 3 ngăn.
- Trám đen: Có màu tím đen sẫm, dạng hình trứng, có chiều dài 3 – 4 cm và rộng 2 cm. Hạt trám cứng có 3 ngăn.
Phân bố:
Trám trắng phân bố chủ yếu Bắc Lào và ở một phần lãnh thổ phía nam Trung quốc, từ Quảng Tây đến Vân Nam. Ở Việt Nam, loại quả này tập trung chủ yếu ở các vùng núi miền Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Cụ thể, cây phân bố nhiều ở các tỉnh như Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Cạn, Hà Tây, Yên Bái, Vĩnh Phúc,…
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản:
- Bộ phận dùng: Rễ lá, quá và nhựa
- Thu hái: Rễ lá thu hoạch quanh năm, quả hái khi chín
- Chế biến: Quả trám dùng muối hay để tươi rồi sau đó sấy hoặc phơi khô. Nhựa cây khai thác để cất tinh dầu, chế colophan hay làm hương
- Bảo quản: Nơi khô ráo
Thành phần hóa học:
Quả trám chứa 12% protein, 1.09% lipid, 12% hydrat carbon, 0,046% Ca, 0,046% P, 0,06% phosphor và 0,004% F. Dầu hạt trám chứa caproic, myristic, acid hexanoic, stearic, palmatic, decanoic, linoleic, octanic, lauric,… Cùi trám chữa nhiều đường, chất béo, acid folic, acid hữu cơ, vitamin (C, B1, P), chất xơ và chất khoáng (kali, magie, canxi, kẽm, carroten, sắt,…).
Quả trám đen chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể người bị suy nhược
Những bài thuốc nam hay giúp trị bệnh từ quả trám
Bác sỹ Hà Nội cho biết: Quả trám có tính ôn, vị chua, ngọt và không có độc. Đi vào 2 kinh Phế và Vị. Trám được dùng dưới dạng sắc thuốc hoặc chế biến món ăn. Tùy thuộc vào bệnh lý mà liều lượng dùng thường không giống nhau. Mọi người cùng tham khảo các bài thuốc dưới đây như sau:
Chữa mất ngủ, khô cổ, muốn ho khi ngủ đêm vào mùa đông
Sử dụng 2 – 3 quả trám trắng đem bỏ hột và đập dập lấy nước uống. Người bệnh có thể thêm mật ong hoặc gừng vào cho dễ uống.
Điều trị mất tiếng, viêm amidan, viêm họng cấp, khô rát cổ
Dùng trám đem rửa sạch và muối như muối chanh. Mỗi ngày lấy một ít ngậm hoặc pha nước uống. Có thể dùng phối hợp với trám tươi hãm lấy nước uống giúp làm tăng tác chữa đau họng.
Trị ho khản
Sử dụng 4 quả trám tươi đem rửa sạch và bỏ hạt. Sau đó giã nát chung với 10 gram huyền sâm thái lát. Cuối cùng cho vào nồi, đổ ngập nước và nấu uống. Uống liên tục 3 – 5 ngày giúp lợi yết hầu, dư ấm, tiêu thũng, giáng hỏa và thanh nhiệt giải độc.
Khát nước, sốt cao và khô môi
Dùng vài quả trám rửa sạch, bỏ hạt và giã lấy nước uống
Nước thanh nhiệt
Lấy 20 gram trám tươi đem bỏ hạt cho vào nồi, thêm 4 chùm rễ lau tươi thái nhỏ và 0,5 lít nước. Sau đó bắt lên nấu trong 30 phút rồi lọc lấy nước thuốc uống nóng.
Chữa ho và thanh nhiệt giải thử
Chuẩn bị 5 quả trám tươi đem bỏ hạt, 10 miếng ngó sen, 5 gram rễ lau thái nhỏ, 5 gram kim thạch hộc thái nhỏ, 5 gram mã thầy đã được gọt vỏ, 2 quả lê gọt vỏ và 10 gram mạch đông.
Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi, thêm 2 lít nước và đun nhỏ lửa khoảng 1 tiếng rồi tắt bếp và lọc lấy nước. Chờ nước thuốc nguội, chi đều ra uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng miệng khô, phổi ráo, ôn bệnh nhiệt thịnh,… thuyên giảm.
Điều trị ho khan
Sử dụng 20 quả trám muối và 50 gram vỏ đậu phụ cho vào nồi và nấu. Khi nước vừa sôi, tắt bếp và lọc lấy thuốc uống.
Chữa ho gà
Quả trám đen đem nấu với đường phèn và lấy nước uống
Chữa khó nuốt, thanh phế, chỉ khát, trị sưng họng, buồn nôn,… bằng món uống ngũ vị bảo kiện
Chuẩn bị 10 gram trám tươi đã bỏ hột, 6 gram gừng tươi đã gọt vỏ và rửa sạch, 120 gram ngó sen tươi đã bỏ vỏ và rửa sạch, 10 gram cam bỏ vỏ và 150 gram mã thầy. Tất cả vị thuốc đem giã nát và vắt lấy nước uống.
Trên đây là tất cả các thông tin về thành phần cũng như công dụng chữa bệnh của quả trám. Mặc dù loại quả này mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe nhưng trước khi sử dụng, bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: