Quả đào còn có tên đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào…có vị ngọt chua, tính ôn. Các bộ phận của đào như nhân hạt (đào nhân), hoa, lá, nhựa và thịt quả đào là những vị thuốc nam hay được dùng rất phổ biến trong thuốc nam hay. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ quả đào mời bà con tham khảo.
Chữa bệnh bại liệt nửa người: Nhân quả đào 200 nhân, rượu trắng 1,5 lít, bóc vỏ nhân đào, cho vào ngâm rượu 21 ngày, vớt nhân đào đem phơi khô tán bột mịn, dùng nước cháo luyện viên bằng hạt ngô phơi khô. Người bệnh ngày uống 45 viên, chia 3 lần với rượu ngâm quả đào, uống lúc đói.
Chữa ho hen, thở gấp, ngắn hơi: Dùng đào nhân lượng 100 g cùng gan lợn nấu cháo ăn hoặc sấy khô, tán bột, hoan viên uống dần.
Chữa yếu phổi, hen, ra mồ hôi trộm: Đào chín 2 – 3 quả, gạo tẻ 60g. Đào rửa sạch, bỏ hạt xay nhuyễn, cùng gạo nấu cháo. Khi cháo chín cho bột đào và đường vừa ăn, đun sôi. Ngày ăn 2 lần (sáng và tối).
Chữa phụ nữ sau sinh bị đau bụng: Nhân quả đào 9g (bỏ đầu nhọn), đương quy 9g, xuyên khung 4g, gừng sao xém 4g, cam thảo 3g. Các vị thuốc cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liên tục 2-3 ngày.
Trị sau khi đẻ ứ huyết, đau bụng: Đào nhân 12g, xuyên khung 6g, gừng thán 6g, đương quy 12g, cam thảo 4g. Sắc nước, hòa với nước tiểu trẻ em hoặc đun nóng với rượu để uống.
Trị ứ huyết tắc kinh: Đào nhân 12g, hồng hoa 6g, tam lăng 8g, đương quy 12g. Sắc uống.
Trị bế kinh, kinh ít, thông kinh: Đào chín 2 quả, nhân hạt đào 9g, sirô 30g. Đào gọt vỏ ngoài, tách bỏ hạt, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Ăn mỗi ngày 1 lần.
Trị chấn thương do ngã, bị đánh: Đào nhân 12g, miết trùng 6g, kinh giới 12g, đại hoàng 12g, xuyên khung 6g, đương quy 12g, quế tâm 6g, cam thảo 4g, bồ hoàng 8g. Sắc nước.
Trị ruột bị ung nhọt, đau bụng, đại tiện táo: Đại hoàng 12g, mẫu đơn bì 16g, đào nhân 12g, đông qua tử 12g, mang tiêu 12g. Sắc uống.
Thoát mủ, tiêu nhọt: Đào nhân 12g, hồng hoa 12g, đương quy 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 12g, xích thược 12g, ngưu tất 12g, kim ngân hoa 12g, huyền sâm 12g, địa miết trùng 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, giun đất 12g, đỉa 4g, manh trùng 4g, cam thảo sống 4g. Sắc uống.
Chữa phù thũng, cước khí, đàm ẩm: Đào hoa (phơi âm can) 30g, giã nát hòa với ít rượu để uống.
Chữa tinh hoàn sưng to: Dùng một nắm lá đào sắc uống cùng một nắm lá sâm. Lá đào tươi còn có thể giã, đắp, xoa, xát chữa chốc lở, rôm sảy, âm hộ sưng.
Nhuận tràng thông tiện: Hạnh nhân 12g, đào nhân 12g, hỏa ma nhân 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, chỉ xác 12g. Tất cả nghiền thành bột mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc nước uống.
Chữa bí đại tiện: Dùng đào nhân 40g luộc ăn lúc đói, hoặc dùng lá đào một nắm to giã vắt lấy nước cốt uống.
Giúp tiêu hóa, kiện vị, nhuận tràng: Đào chín gọt vỏ, thái lát bỏ hạt, dùng đường trắng ướp ăn tráng miệng sau bữa ăn.
Chữa cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước: Đào chín rửa sạch, gọt vỏ ngày ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 3 quả.
Chữa chứng miệng khô, ít nước bọt, người già hư nhược, phụ nữ và trẻ em thiếu máu do thiếu sắt: Đào tươi ngày ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 quả. Công dụng: tăng tiết nước bọt, ích khí, nhuận tràng, hoạt huyết.
Chữa tiểu đường: Nhựa cây đào lượng 20g tán nhỏ uống với nước sắc địa cốt bì 30g và râu ngô 30g.
Dưỡng da, bảo vệ nhan sắc: Đào chín hoặc mứt đào khô ăn ngày 1 – 4 trái.
Mát-xa da mặt bằng đào: Đào tươi 2 quả gọt vỏ bỏ hạt, xay nhuyễn, ép lấy nước; thêm ít nước cơm, đắp lên da mặt mỗi ngày.
Lưu ý
Không nấu với thịt ba ba, rùa, xương truật, bạch truật. Không nên ăn nhiều sinh nhiệt lở ngứa, những người mắc bệnh về nhiệt hạn chế ăn./.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: