Su hào chứa protein, lipid, carbohydrate, chất xơ, canxi, sắt, phospho, kali, natri, đồng, magne, kẽm, selen; vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, biotin, K, P, caroten; folacin, pantothenic acid, niacin.
Đặc biệt, chất vi lượng mô-lip-đen (Mo) trong củ su hào có tác dụng ức chế sự hợp thành nitrosamine (chất gây ung thư), do đó thường xuyên ăn su hào có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống ung thư.
Theo Đông y, su hào vị ngọt nhạt, tính mát.
Dùng chữa viêm loét hành tá tràng, tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu đục; đại tiện xuất huyết, thũng độc, viêm xoang… Lá su hào có tác dụng trị thực tích, đàm tích, ác sang.
Cách dùng su hào làm thuốc
Ăn sống có tác dụng giải khát, hóa đờm. Nấu chín chữa đại tiện xuất huyết; đốt tồn tính nghiền mịn trị viêm xoang mũi, thổi vào mũi chữa trúng phong cấm khẩu.
Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng: củ su hào 30g, lá cây thuốc bỏng (sống đời) 30g. Hai thứ giã nhỏ, thêm nước, vắt lấy nước cốt uống.
Hoặc thường xuyên ăn su hào, dùng su hào chế biến các món ăn khác nhau cũng có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
Chữa âm nang (tinh hoàn sưng to): Dùng su hào, thương lục thái lát, giã nhuyễn đắp ngoài.
Chữa đờm tích: Dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước.
Giảm cân, chữa béo phì: su hào chứa nước và chất xơ, ít chất béo hòa tan, không cholesterol nên là thực phẩm lý tưởng của người bị béo phì hoặc muốn giảm cân, phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tuy nhiên, nên ăn su hào luộc, nộm, hạn chế xào.
Giúp thai nhi phát triển tốt hơn: Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magiê… giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình mang thai tốt hơn, hoạt động não bộ, hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch: Su hào là một trong những thực phẩm giàu vitamin C nhất. Thời tiết giao mùa, cơ thể có khả năng nhiễm một số bệnh như sốt, cảm cúm, ho, viêm họng…
Nên bổ sung lượng su hào trong bữa ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng tránh bệnh tốt hơn.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: