Khái niệm cao huyết áp nguyên phát: Cao huyết áp nguyên phát hay bệnh cao huyết áp, là chỉ một bệnh thường gặp do áp lực tuần hoàn động mạch tăng cao là chủ yếu. Căn cứ vào sự phát bệnh hoãn hay cấp và tiến triển của bệnh mà người ta có thể chia ra thể cấp tính và thể mạn tính. Thể cấp tính, trên lâm sàng gặp 1 – 5% tổng số bệnh cao huyết áp. Đặc điểm lâm sàng của cao huyết áp mạn tính là kín đáo (ẩn tàng), tiến triển chậm; giai đoạn đầu thường biểu hiện triệu chứng: đầu choáng, tai ù và mất ngủ; giai đoạn sau sẽ ảnh hưởng đến chức năng (hoặc biến chứng) ở một số cơ quan ( mắt, não, tim và thận ).
Đặc điểm lâm sàng của nhóm cao huyết áp cấp tính thường nghiêm trọng hơn, phát triển nhanh, huyết áp tăng cao rõ rệt, áp lực động mạch tâm trương có thể lên tới 130 -140 mmHg, hoặc có thể cao hơn. Trong thời gian ngắn sẽ xuất hiện các tổn thương ở đáy mắt, tổn thương thận, tim và não. Trước mắt, điều trị thường dùng 1 số thuốc hạ huyết áp như thuốc tác động giãn cơ trơn huyết quản; thuốc lợi niệu và một số thuốc tác động vào hệ thống renin-angiotensin. Tất cả các thuốc có thể dùng đơn độc hoặc có thể dùng hỗn hợp. Để có thể khống chế được cơn huyết áp tăng, giảm thấp được các biến chứng phát sinh thì bệnh nhân thường phải dùng kéo dài, mà nếu dùng các thuốc hạ huyết áp kéo dài thường gây ra tác dụng phụ nhất định và có những biến chứng nghiêm trọng.
Ví dụ: Thuốc lợi niệu hạ áp, ngoài tác dụng phụ hạ thấp kali máu còn làm cho đường máu tăng cao, độ lọc của tiểu cầu thận hạ thấp, ảnh hưởng chức năng của thận làm cho ure hoặc creatinin máu tăng, làm giảm bài tiết, toan hóa nước tiểu, không ít những bệnh nhân sau khi dùng thuốc hạ áp, tuy huyết áp có giảm nhưng triệu chứng cơ năng vẫn tồn tại, thậm chí còn nặng hơn, sức lao động không thể hồi phục được.
Chẩn đoán cao huyết áp theo YHHĐ:+ Theo Tổ chức Y tế thế giới, một người lớn có :
– Huyết áp bình thường nếu huyết áp động mạch tối đa dưới 140mmHg (18,7KPa ) và huyết áp động mạch tối thiểu dưới 90mmHg (12KPa).
– Được gọi là tăng huyết áp, nếu huyết áp động mạch tối đa trên 160mmHg (21,3 KPa) và/hoặc HA động mạch tối thiểu trên 95mmHg (12,7 KPa).
– Được gọi là tăng huyết áp giới hạn nếu HA động mạch tối đa từ 140 – 160 mmHg (18,7 – 21,3KPa) và huyết áp động mạch tối thiểu từ 90 – 95 mmHg (12 – 12,7 KPa).
Lưu ý : HA động mạch tối đa còn gọi là huyết áp tâm thu, HA động mạch tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương. HA động mạch có thể thay đổi trong ngày (ban đêm thường thấp hơn ban ngày) và thay đổi theo tuổi (người già thường cao hơn trẻ), theo giới (nữ thường thấp hơn nam); con số HA không đánh giá được hoàn toàn mức độ nặng hay nhẹ của bệnh (hai người có cùng một con số huyết áp có thể có tiên lượng bệnh khác nhau).
+ Cao huyết áp triệu chứng hay còn gọi là cao huyết áp thứ phát sau một bệnh mạn tính: Viêm thận mạn tính, viêm bể thận – thận, hẹp eo động mạch thận, u thận, phụ nữ có thai, viêm động mạch lớn…
Các giai đoạn của bệnh tăng huyết áp.
-Giai đoạn I: Bệnh nhân không có dấu hiệu khách quan thực thể.
-Giai đoạn II: Bệnh nhân có một trong các dấu hiệu thực tổn dưới đây:
. Dày thất trái phát hiện nhờ XQ, điện tâm đồ, siêu âm.
. Hẹp các động mạch võng mạc lan rộng hay khu trú .
. Protein niệu hoặc/và creatinin huyết tương tăng nhẹ.
– Giai đoạn III: Bệnh tăng huyết áp đã gây ra tổn thương ít nhất ở hai cơ quan khác nhau; thể hiện bằng các triệu chứng cơ năng và dấu hiệu thực thể sau đây: ở tim gây suy thất trái; ở não gây xuất huyết não; ở đáy mắt gây xuất huyết võng mạc, xuất tiết có thể có hoặc không phù gai thị. Các dấu hiệu này đặc trưng cho giai đoạn nặng, tiến triển nhanh. Ngoài ra, trong giai đoạn này còn có biểu hiện khác: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, huyết khối động mạch trong sọ, phình mạch, viêm tắc động mạch chi, suy thận.
Cao huyết áp ác tính: Cao huyết áp ác tính chiếm 2 – 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành cao huyết áp ác tính.
Bệnh xuất hiện nhanh kịch phát. Nổi bật là hội chứng não, nhức đầu dữ dội; biến đổi đáy mắt độ III, độ IV; số đo huyết áp thường rất cao cả tối đa lẫn tối thiểu, tiến triển nhanh, nặng; hay có biến chứng não, tim.
Huyết áp tâm trương ³ 17,3 KPa (130 mmHg) trở lên.
Theo quan niệm Y học Cổ truyền:
Y học Cổ truyền không có bệnh danh cao huyết áp nên thường mô tả trong các phạm trù: “Huyền vậng, đầu thống, can phong, can dương, can hoả vượng”. Khi bệnh diễn biến nặng có biến chứng ở não , thì YHCT mô tả trong phạm trù “trúng phong”.
Biện chứng luận trị chủ yếu dựa trên lâm sàng bệnh cao huyết áp.
+ Cao huyết áp giai đoạn I: Trên lâm sàng đa phần biểu hiện can dương thượng nghịch, âm hư dương khang (cang), tâm thận bất giao, xung nhâm bất điều và đàm trọc trung trở… Điều trị phải bình can tiềm dương, tư âm tiềm dương, điều lý xung nhâm và hóa đàm là đại pháp điều trị.
+ Cao huyết áp giai đoạn II: Có thể xuất hiện các triệu chứng như trên. Ngoài ra, do bệnh diễn biến đã lâu, bệnh lâu nhập vào lạc mạch… Lạc mạch ứ trở có thể thấy ngực đau tâm thống, âm tổn cập dương có thể thấy khí âm lưỡng hư . Về điều trị, lấy hoạt huyết hóa ứ, tuyên lý thông lạc, khí âm song bổ là đại pháp.
+ Cao huyết áp giai đoạn III: Thường xuất hiện các triệu chứng công năng của não, tâm thận bị tổn hại. Vì vậy, bệnh diễn biến lâu ngày thường âm tổn cập dương, xuất hiện âm – dương lưỡng hư, tỳ thận dương hư. Điều trị phải âm – dương cùng bổ, lấy ôn dương lợi thủy làm đại pháp. Ngoài ra, phải chú ý điều trị toàn diện điều tiết tình chí, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi kết hợp với luyện tập khí công liệu pháp. Nếu huyết áp vẫn cao phải phối hợp thuốc Trung – tây y làm cho huyết áp hạ xuống mức bình thường, đồng thời tăng cường điều trị theo biện chứng luận trị, kết hợp thêm 1 số thuốc hạ áp đã có tác dụng trên thực nghiệm sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.
Nguyên nhân, cơ chế bệnh lý.
– Bệnh nhân cao huyết áp chủ yếu là do thất tình, ẩm thực thất tiết, nội thương hư tổn, bệnh thường ảnh hưởng đến các tạng can thận và luỵ đến tâm tỳ. Cơ chế bệnh chủ yếu là âm – dương của can thận mất điều hoà, tinh thần căng thẳng kéo dài, nhiều tư uất nộ, hay cáu gắt giận dữ làm cho can khí uất trệ, uất lâu hóa hoả dẫn đến can dương thượng cang nên xuất hiện đầu choáng mắt hoa, mắt đỏ, đau đầu, mặt đỏ, tâm phiền, lao thương quá độ. Người mà có cơ thể suy nhược lại bị can dương cang vượng lâu ngày làm cho thận âm hao tổn; mà can âm lại nhờ vào sự tư dưỡng của thận âm, thận âm hư tổn, thủy bất năng dưỡng mộc, xuất hiện can thận âm hư là chứng âm hư dương vượng. Thận âm bất túc, thận thủy bất năng thượng tế ở tâm mà tướng hỏa thiên thịnh, có thể thấy tâm quí thất miên đa mộng, kiện vong… lại ăn nhiều chất béo ngọt vi nặng, uống quá nhiều rượu làm tỳ vị mất kiện vận khiến thấp trọc nội sinh, trở cát khí cơ thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng nên sinh ra đầu choáng mắt hoa, hung quản bĩ tức, rêu lưỡi dày nhờn, can thận âm hư, can dương bạo khang, can phong nội động hiệp với đàm trọc huyết ứ trở trệ kinh lạc, mạch lạc là cơ thể biểu hiện “trúng phong”.
– Cao huyết áp giai đoạn III: Bệnh lâu không khỏi, diễn biến kéo dài, âm tổn cập dương, có thể xuất hiện khí âm lưỡng hư, âm – dương đều hư… Thận chủ thuỷ, thận dương hư bất năng trưng hóa thuỷ dịch, thủy khí nội đình, thượng lăng tâm tắc tâm quí bất định thượng phạp vu phế tắc khả kiến suyễn súc bất năng ngoại (không nằm ngửa được) khái thấu lạc đàm. Tỳ thận dương hư, thủy khí nội đình phạp tư cơ phu gây nên thủy thũng.
* Huyền vượng:
Là triệu chứng chủ yếu của bệnh cao huyết áp. Cơ chế chủ yếu là can thận âm hư thất điều, can chủ sơ tiết, căng thẳng nhiều khí uất, uất ức kéo dài, can khí bất thông sướng, khí uất hóa hoả, can âm hao hư, can dương thượng cang, thượng nhiều thanh cung (khung) sinh ra huyền vậng. Thận tàng tinh là âm dịch căn bản của toàn cơ thể, thận âm bất túc, bất năng dưỡng can dẫn đến can âm bất túc, can dương thượng cang cũng phát sinh huyền vậng. Tỳ chủ vận hoá, ăn nhiều chất béo ngọt, uống rượu quá độ, lao động quá sức, tổn thương tỳ vị, tỳ mất kiện vận, tụ thấp sinh đàm, đàm trọc trung trở thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng đều phát sinh huyền vậng (như vậy huyền vậng do can dương thượng cang, thượng nhiều thanh không, thận âm bất túc bất năng dưỡng can, tỳ hư tụ thấp sinh đàm).
* Đầu thống:
Là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân cao huyết áp. Nguyên nhân đau đầu chủ yếu do 3 tạng: can, tỳ, thận. Cao huyết áp kéo dài, can mất sơ tiết uất mà hóa hoả, thượng (nhiều) long thanh khiếu mà sinh đau đầu, hoả vượng thương âm, can mất nhu dưỡng hoặc thận âm bất túc, thuỷ bất tư mộc, can thận âm hao, can dương thượng cang, thượng nhiều thanh không dẫn đến đau đầu. Thận tinh hao lâu, tủy não hư sinh đau đầu hoặc âm tổn cập dương thận dương suy vi thanh dương không phát càng sinh đầu đầu, ăn nhiều chất bổ, béo ngọt, tỳ mất kiện vận, đàm thấp nội sinh, thượng nhiều thanh không âm kiệt thanh dương dẫn đến đau đầu. Ngoài ra, bệnh lâu ngày nhập lạc, khí – huyết vận hành bất thông, huyết ứ nội trở bất thông tắc thống, đều sinh đau đầu.
* Tâm quí:
Nguyên nhân chủ yếu là liên quan đến tâm, thận. Thận âm bất túc thủy bất tế hoả, hư hoả vong động, thượng nhiễu tâm thần dẫn đến tâm quí. Bệnh lâu ngày, dương tổn cập âm dẫn đến dương khí bất túc bất năng ôn chiếu tâm mạch tắc tâm động quí mà bất an. Tỳ thận dương hư, bất năng trưng hóa thủy dịch, đình tụ mà thành ẩm ; tà thượng phạm, ức chế tâm – dương đều có thể phát sinh tâm quí. Ngoài ra, bệnh lâu ngày nhập lạc, huyết hành bất thông hoặc tâm – dương bất túc, không đủ lực huy động huyết dịch vận hành có thể dẫn đến huyết ứ nội trở đều xuất hiện tâm quí.
* Trúng phong:
Là biện chứng thường gặp ở thời kỳ sau của cao huyết áp. Cơ chế bệnh lý chủ yếu là can thận âm – dương thất điều. Thận âm bất túc, thủy bất dưỡng mộc, can không được nuôi dưỡng, can dương cang thịnh lại thêm tình chí quá cực, lao thương quá độ hoặc uống rượu nhiều, khí hậu đột ngột ảnh hưởng… tất cả đều là nhân tố thuận lợi phát bệnh. Âm hao ở dưới, can dương cang vượng, dương hóa phong động, khí – huyết thượng xung, tâm thần hôn muội phát chứng trúng phong. Bạo nộ giận dữ thương cang, can dương bạo động dẫn đến tâm hoả động, phong hỏa tương liên, khí nhiệt uất nghịch, khí – huyết bình tẩu ở trên tâm thần hôn muội mà thốt đảo mất trí sinh trúng phong.
Cũng có thể do ăn nhiều chất dầu, chất béo, chất ngọt; thấp tụ sinh đàm, đàm uất hóa nhiệt, trở trệ kinh lạc, che lấp thanh khiếu; hoặc là can hoả thiêu dịch thành đàm, can hoả hiệp đàm hoả, hoành xung kinh lạc che lấp thanh khiếu phát sinh trúng phong.
* Thủy thũng:
Triệu chứng thường xuất hiện ở thời kỳ sau của cao huyết áp. Cơ chế bệnh lý là tỳ thận dương hư, huyết ứ nội trở, âm tổn cập dương dẫn đến thận dương bất túc, thận dương hư khai môn bất lợi, bất năng hoá khí hành thủy dẫn đến thủy dịch nội đình, phạp tư cơ phu phát sinh phù thũng. Thận dương hư bất năng ôn chiếu tỳ dương, tỳ mất kiện vận, thủy thấp nội đình phạp tư cơ phu đều phát sinh thủy thũng, dương khí bất túc không có sức huy động huyết dịch vận hành tắc huyết ứ nội trở thành thủy thũng.
Đặc điểm tứ chẩn:
Vọng chẩn.
Mặt hồng, mắt đỏ là can dương thượng cang; 2 gò má hồng là can thận âm hư; sắc mặt trắng bệch hoặc vàng nhợt là tâm tỳ lưỡng hư, sắc mặt đen khô là thận tinh hao hư hoả chế ước âm; đen mà nhợt bủng là hàn thủy bệnh thận.
Hình thể phì bệu, ngực quản bĩ bế, rêu lưỡi dày nhờn là thấp trọc trung trở; hình thể gầy gò, tâm phiền, lưỡi đỏ ít rêu là can thận âm hư, hư hoả nội nhiễu.
Đầu lưỡi và rìa lưỡi đỏ là can dương thượng cang; lưỡi hồng mềm ít rêu hoặc không có rêu là âm – dương lưỡng hư; lưỡi bệu rêu dày nhờn là đàm trọc trung trở.
Văn chẩn.
Bệnh cao huyết áp ảnh hưởng đến tạng tâm, khi công năng của tâm suy giảm sẽ phát sinh nhịp nhanh, hở van tim ảnh hưởng đến phế môn, khó thở (hô hấp cấp súc) hoặc có khái thấu khí suyễn, khí trúng phong, ngôn ngữ bất lợi (loại trừ suy thận niệu độc biến đổi không rõ ràng).
2.2.3.Vấn chẩn.
Vấn đầu thân: đầu choáng, đau đầu, đầu chướng căng kèm theo mặt hồng mắt đỏ, tai ù miệng đắng họng khô là can dương thượng cang- đầu choáng nặng, đầu thân mình nặng nề, ngực bụng bĩ tức, nôn khan hoặc nôn mửa là đàm trọc trung trở; đầu choáng mắt hoa, gắng sức tăng lên, sắc mặt trắng nhợt là khí hư; đầu choáng tai ù kèm theo di tinh, giảm trí nhớ, lưng đau gối mỏi là thận tinh hao hư.
Vấn tai, mắt: Tai ù, mắt hoa mặt đỏ, lưỡi đỏ rêu vàng là can dương thượng cang. Lưng đau gối mỏi, lưỡi đỏ ít rêu là can thận âm hư; đầu choáng ngực bĩ, hình thể gầy, chi tê, nôn khan, rêu lưỡi nhờn là đàm trọc trung trở; thanh dương bất thăng, lưỡng mục hoa mờ khô sáp, thị lực giảm đa phần do can huyết bất túc, thận tinh hao tổn, mắt không được tư dưỡng.
Vấn khẩu vị: Miệng khô không muốn uống kèm theo lưỡi đỏ ít rêu là can thận âm hư; miệng khô, uống nước không nhiều kèm theo mình nặng quản bĩ, rêu nhờn là đàm trọc trung trở, miệng đắng là can dương thượng cang, miệng nhạt vô vị là tỳ khí hư; trong miệng dính nhờn là thấp nhiệt trung trở.
Vấn về giấc ngủ: Thất miên đa mộng, mặt hồng, mắt đỏ, miệng đắng sườn đau là can dương thượng cang. Nếu lưng gối đau mỏi, tâm phiền bất dịch là triệu chứng tâm thận bất giao, kèm theo tâm quí mệt mỏi vô lực là tâm khí bất túc; nếu quản bĩ, rêu lưỡi dày nhờn là thấp trọc nội trở.
Vấn đề về điều trị: Bệnh cao huyết áp kéo dài không khỏi, hỏi về quá trình điều trị thuốc để có chỉ định điều trị chính xác hơn.
Thiết chẩn.
Thường gặp mạch huyền có lực là can dương thượng cang; mạch tế sác là can thận âm hư hoặc là tâm thận âm hư; mạch trầm tế là khí âm lưỡng hư phần nhiều xung nhâm thất điều; mạch sáp là huyết ứ nội trở; mạch nhu nhược là trung khí bất túc; mạch trầm trì là thận dương bất túc; mạch huyền hoạt là đàm thấp trung trở.
Biện chứng luận trị:
Những điểm trọng yếu trong biện chứng luận trị.
Nguyên tắc điều trị cơ bản là điều can bổ thận, khôi phục lại sự cân bằng của âm – dương. Cụ thể là phải bình can tiềm dương, tư âm, ích khí dưỡng âm, âm – dương cùng bổ, đồng thời phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể lâm sàng mà kết hợp hóa đàm, hoạt huyết hóa ứ, hành khí, tiêu trừ đàm trọc huyết ứ và khí trệ trong khi vận dụng pháp trị lâm sàng; có thể dùng độc pháp hoặc có thể phối hợp các phương pháp với nhau, phải linh hoạt sử dụng tuỳ theo diễn biến và kết quả lâm sàng.
Can dương thượng cang.
– Đầu choáng, đầu chướng mắt hoa (huyền), mặt đỏ tai ù, phiền táo hay giận dữ, miệng đắng, đầu lưỡi và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
– Phương pháp điều trị: Bình can tiềm dương.
– Phương thuốc thường dùng: “thiên ma câu đằng ẩm” hoặc “trấn can tức phong thang”.
– Châm cứu: Thái xung, khâu khư, hành gian, phong trì, nội quan, khúc trì.
Can thận âm hư.
Chóng mặt, tai ù, mắt hoa, thất miên, tinh thần bất tỉnh, trí nhớ giảm sút, tâm quí, lưỡng mục khô sáp, chi tê mỏi, miệng khô, lưng gối đau mỏi, di tinh hoặc kinh nguyệt không đều, 2 gò má hồng đỏ; lưỡi mềm hồng, ít rêu hoặc không có rêu; mạch tế sác.
– Pháp điều trị: Tư thận bổ can.
– Phương thuốc thường dùng: “Lục vị địa hoàng hoàn”.
Nếu chóng mặt, lưng gối đau mỏi, kiện vong, di tinh là biểu hiện âm hư nhiều hơn thì nên dùng “kỷ cúc địa hoàng hoàn” gia giảm.
Nếu chóng mặt, 2 mắt khô sáp, chi tê mỏi, kinh nguyệt không đều, biểu hiện can âm hư là chính thì dùng “tần giao thang” hoặc “bát vị hoàn” gia giảm.
Nếu như tâm quí, tâm phiền, thất miên, kiện vong, lưng gối đau mỏi là tâm thận âm hư, tâm thận bất giao là chính phải dùng “thiên vương bổ tâm đan” gia giảm.
Nếu chóng mặt, mắt đỏ, tai ù, miệng khô, tâm phiền, gò má đỏ là hư hoả thượng cang phải dùng “tri bá địa hoàng hoàn” gia giảm.
– Châm cứu: Thái khê, thái xung, tam âm giao, túc lâm khấp, phong trì, thận du, can du, nội quan, thần môn.
Xung nhâm bất điều.
Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc trước hay sau hành kinh thấy huyết áp giao động kèm theo đầu choáng, đau đầu tâm phiền, dễ nóng tính, xuất hiện mồm khô họng ráo, thiếu kiềm chế, lưng gối mỏi, lưỡi nhợt hồng ít rêu, mạch huyền tế.
– Phương pháp điều trị: Điều lý xung nhâm.
– Phương thuốc thường dùng: “nhị tiên thang” hoặc “tiêu giao tán” gia giảm.
– Châm cứu: Khí hải, quan nguyên, tam âm giao, hành gian, nội quan.
Huyết ứ trở lạc.
Đầu choáng, đau đầu kéo dài không khỏi, cố định bất đa, lưỡi tía xám, mạch sáp.
– Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ.
– Phương thuốc: “huyết phụ trục ứ thang” gia giảm.
– Châm cứu: Phong trì, bạch hội, thái dương, nội quan, thái xung, thận du.
Đàm trọc trung trở.
Đầu mắt căng tức, đầu nặng như kìm (ghì), ngực quản bĩ tức, hình thể bệu phì, miệng hay có dãi, rêu lưỡi trắng dày nhờn hoặc vàng nhờn; mạch huyền hoạt.
– Pháp điều trị: Trừ thấp hóa đàm.
– Phương thuốc: “ bán hạ bạch truật thiên ma thang” hoặc “ ngưu hoàng thanh tâm hoàn” gia giảm.
– Châm cứu: Thái bạch, kinh cốt, phong long, khúc trì, dương lăng tuyền.
Khí âm lưỡng hư.
Huyền vậng tai ù, lưỡng mục can sáp, hầu khô triều nhiệt, mệt mỏi vô lực, hãn xuất khí đoản khi vận động nặng , chất lưỡi nhợt bệu có hằn răng, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu, mạch trầm tế.
– Phương pháp điều trị: Khí âm song bổ.
– Phương thuốc thường dùng: “sâm xích chân khí thang” gia giảm-Thuốc : đẳng sâm, bạch thược, phục linh, sơn thù du, đại xích thạch, long cốt, mẫu lệ, tô tử, sơn dược.
– Châm cứu: Thái khê, tam âm giao, thận du, túc tam lý, nội quan, thông lý.
Âm – dương lưỡng hư.
Chóng mặt, tai ù, tai điếc, ngũ tâm phiền nhiệt hoặc sợ lạnh, chi dưới phù nuy, di tinh, đái đêm nhiều lần, chất lưỡi nhợt mềm, mạch trầm.
– Phương pháp điều trị: Dục âm trợ dương.
– Phương thuốc: “kim quĩ thận khí hoàn” gia giảm (bát vị hoàn, “kim qui yếu lược”): can địa hoàng, sơn thù du, sơn dược, phục linh, trạch tả, đan bì, phụ tử, quế chi.
– Châm cứu: Thái khê, thần môn, quan nguyên, tam âm giao, thận du, can du.
Bệnh cao huyết áp thường biểu hiện triệu chứng lâm sàng phức tạp, thường xuyên xuất hiện các dạng thể bệnh trên, cần phải phân biệt chính hay phụ, chọn dùng 1 phương thuốc hoặc phối hợp nhiều phương thuốc với nhau.
Ví dụ: Khí âm lưỡng hư có kèm theo huyết ứ trở lạc, biểu hiện lâm sàng là chóng mặt lưỡng mục khô thấp, họng khô triều nhiệt, mệt mỏi vô lực, hãn xuất khí đoản “động tắc gia nặng”, lưỡi nhợt bệu có hằn răng, lưỡi có ban ứ, ít rêu hoặc không có rêu, mạch tế sáp nên pháp điều trị vừa phải lấy khí âm song bổ, vừa phải hoạt huyết hóa ứ hợp dụng. Vì vậy phương thuốc hạch tâm có thể chọn “sâm xích chân khí thang” hợp với “huyết phụ trục ứ thang” gia giảm.
“Huyết phụ trục ứ thang” (“Kim lâm cái thế”): đương qui, sinh địa, đào nhân, hồng hoa, chỉ xác, xích thược dược, sài hồ, cam thảo, cát cánh, xuyên khung, ngưu tất.
Đơn thuốc nghiệm phương và phương pháp điều trị hỗ trợ:
Thuốc nghiệm phương.
– “Ngưu hoàng hạ áp hoàn”: Linh dương giác, chân trâu, ngưu hoàng, thủy phiến, hoàng kỳ, uất kim. Mỗi lần 1 hoàn, ngày 2 lần.
– “Tễ áp tán”: Đởm hãn chế ngô thù du 500g, long đờm thảo chế 60g, lưu hoàng 50g, chế bạch phàn 100g, chu sa 50g . Tất cả tán bột mịn, mỗi lần dùng thuốc bột khoảng 200mg (0,2g); thuốc có độc tính nên phải thận trọng.
– Phương pháp gài dán huyệt ở tai: Thường dùng các điểm tâm, thận, can, tuyến thượng thận, rãnh hạ áp, điểm hạ áp, não, giao cảm, nội phân tiết, dưới vỏ. Trước khi dùng cần thăm dò điểm mẫn cảm, sau đó dùng hạt vương bất lưu hành dán gài trên các điểm mẫn cảm , mỗi lần 4 – 5 huyệt hai ngày đổi 1 lần phải và trái thay đổi, mỗi ngày bệnh nhân tự day ấn nhiều lần (sau bữa ăn và trước khi ngủ).
– Châm thích: Phong trì, thái xung. Nếu đau đầu kịch liệt, mắt đỏ, mắt mờ dùng: thái dương; Nếu nhiệt thịnh, mắt đỏ thì dùng huyệt hợp cốc, kích thích mạnh, lưu châm 20’.
Phương pháp điều trị hỗ trợ.
Điều tiết tình chí, ẩm thực, luyện tập khống chế tăng cân, duy trì nề nếp khí công liệu pháp, luyện ý, luyện chí, luyện thở, kết hợp với luyện thư giãn
Dự phòng.
– Bệnh thường phải điều trị củng cố sau khi huyết áp ổ mức bình thường lại thì phải duy trì thuốc thảo mộc đến khi bệnh ổn định, tránh được tai biến, tàn phế . Nếu có biến chứng nguy hiểm, tinh thần bị kích thích quá mạnh, lao động quá sức, quá mệt mỏi, hàn lạnh từ dưới làm cho huyết áp đột ngột tăng cao, đau đầu kịch liệt, phiền táo bất an, phát sốt, phát hãn, tai ù mắt hoa, nôn khan hoặc nôn mửa, tâm quí, thị lực giảm hoặc là mù tạm thời, co giật…là triệu chứng của can dương bạo cang, can phong nội động, cần cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi cao đầu, thở ôxy phối hợp dùng thuốc hạ áp của y học hiện đại như: nifedipin (adalat), aldomet, thuốc chẹn b, captopril, reserpin kết hợp thuốc lợi niệu furosemid (lasix).
– Duy trì bằng châm các huyệt: phong trì, can du, thận du, hành gian, hiệp khê (tả pháp).
hoặc cho uống “an cung ngưu hoàng hoàn”.
Tham khảo tiêu chuẩn phân thể bệnh (Thượng Hải, 1978).– Thể dương vượng: đau đầu căng dãn như bốc hoả, mặt hồng, hay cáu gắt giận dữ, mạch huyền.
– Thể âm hư – dương vượng: Chóng mặt, đau đầu, căng dãn đầu, tâm quí thất miên, nhìn mờ hay quên (kiện vong), miệng khô, mắt đỏ, mạch huyền tế, chất lưỡi hồng.
– Thể âm – dương lưỡng hư: Chóng mặt, đau đầu, căng dãn đầu, chi lạnh, 2 chân mệt mỏi, tâm quí mắt mờ, thiên kiềm chế, đa mộng, thăng hoả, tai ù, mồm khô, mặt đỏ, đái đêm nhiều (dạ niệu phiền), đi lại khó thở, mạch huyền tế, chất lưỡi hồng.
– Thể dương hư: Chóng mặt, chi lạnh, niệu phiền, chi dưới mỏi, tai ù, mạch nhu tế, chất lưỡi nhợt hoặc bệu.
– Phong đàm kèm ứ: Có thể xuất hiện chi thể tê bại, hoạt động không linh hoạt, tinh thần không minh mẫn, lưỡi cứng, nói kém linh hoạt, bất thanh đa đàm.
Tham khảo tư liệu.
Theo Chương Cúc Nhân: Cơ thể con người ở thời kỳ cận đại thì quá nửa âm thường bất túc, dương thường hữu dư, do âm bất túc mà thận hàn thủy tổn nặng thêm, dương cang thượng nặng thêm, chóng mặt thêm nặng lâu ngày, đàm nhiệt nội nhiễu làm cho ngôn ngữ bất thanh tạo nên thượng thực hạ hư, hình thành nội phong; nội phong huyết động sinh chóng mặt tâm quí, hãn xuất thủ ngoan, thời khí muốn thoát.
Cơ chế bệnh sinh bệnh cao huyết áp:
Tình chí thất tiết, thương can, can dương thiên cang dẫn đến can phong, can hỏa ®trúng phong.
Tiên thiên bất túc, sinh hoạt thất thường làm cho thận hư; thận âm bất túc, âm tổn cập dương dẫn đến can thận âm hư; hoặc âm – dương đều hư; dương không tiềm tàng cả hai đều sinh bệnh
cao huyết áp.
Mặt khác, ẩm thực bất tiết, nhiễu tư thương tỳ dẫn đến thương cập tâm tỳ làm cho tâm tỳ lưỡng hư; tỳ mất kiện vận, phế mất thanh túc dẫn đến can khí hành nghịch; đàm trọc thượng nhiễu dẫn đến can mất điều đạt đều là những nguyên nhân sinh ra bệnh cao huyết áp.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: