Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Bạch truật có tác dụng giúp chống ung thư hay tuyệt đối

Cao chè vằng nguyên chất

Bạch truật là cây thân thảo sống lâu năm, thuộc họ Cúc (danh pháp khoa học: Compositae). Vì có tác dụng dược lý đa dạng nên thảo dược này được sử dụng để giúp chữa trị các bệnh lý hay thường gặp.

SANYO DIGITAL CAMERA
Bạch truật là cây thân thảo sống lâu năm, thuộc họ Cúc (danh pháp khoa học: Compositae)

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Truật, Sơn khương, Sơn liên, Mã kế, Dương phu, Phu kế, Sơn tinh, Ngật lực già, Thổ sao bạch truật, Đông truật, Ư tiềm truật, Sao bạch truật,…

Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz

Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Compositae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Bạch truật là cây thân thảo sống lâu năm. Cây có rễ phát triển hay còn gọi là rễ củ. Thân thẳng, chiều cao trung bình từ 0.3 – 0.8m. Phần thân dưới hóa gỗ, phần thân trên có phân nhánh, một vài cây đơn độc không có nhánh. Lá mọc cách, dai. Cuống ở lá dưới dài hơn so với những lá mọc ở ngọn. Phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, 2 thùy bên nhỏ hơn thùy giữa. Các lá ở gần ngọn có hình thuôn dài hoặc hình trứng mũi giác, phiến nguyên và không xẻ thùy. Răng cưa nhỏ, giống nhìn lông chim. Hoa nhiều, phần trên màu đỏ tím, xẻ làm 5 thùy. Quả bế, dẹp, thuôn, có màu xám.

Phân bố:

Mọc chủ yếu ở các địa phương ở Trung Quốc, chủ yếu ở Tiên Cư (Triết Giang), Ninh Quốc, dư huyện (An Huy), tỉnh Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Ư Thế (Xương Hóa),… Hiện nay, thảo dược này đã được di thực vào Việt Nam.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Dùng phần rễ cứng chắc để làm dược liệu.

Thu hái: Thu hái vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Thời điểm thu hái thích hợp là khi thân cây chuyển từ màu xanh sang màu vàng, nâu và ngọn cây trở nên cứng, dễ bẻ gãy. Khi thu hoạch nên lựa ngày nắng ráo, đất khô. Nhổ từng cây nhẹ nhàng, lấy dao cắt bỏ thân, chỉ lấy rễ củ.

Sơ biến: Rửa rễ củ, sau đó làm sạch, phơi khô. Cắt bỏ rễ con (Hồng truật hay Bạch truật). Để nguyên rễ và xắt mỏng đem phơi khô (Đông truật hay Sinh sái truật).

Bạch truật sau khi được tẩm bột Hoàng thổ, phơi khô và sao vàng

Bào chế:

+Theo Trung Dược Đại Từ Điển:

  • Đem rễ thái rửa sạch, ngâm nước trong 4 giờ đồng hồ. Sau đó đem ủ kín trong 12 giờ cho mềm, tiếp tục đem bào mỏng, phơi khô. Hoặc tẩm bột Hoàng thổ, phơi khô, sao vàng. Hoặc tẩm nước gạo đặc sao vàng.
  • Đem củ tươi rũ bỏ đất cát, đem phơi 15 – 20 ngày cho đến khi khô kiệt. Nếu gặp trời mưa, đem củ phơi chỗ râm, thoáng gió để tránh ẩm mốc.
  • Sấy khô củ được gọi là Bạch truật, phơi khô củ được gọi là Bạch truật phơi.

+Theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược:

  • Bào, phơi tái, tẩm nước Hoàng thổ hoặc tẩm mật ong, sao vàng.
  • Thái mỏng, sao cháy.
  • Rửa sạch, ủ kín đến khi củ mềm. Sau đó đem bào mỏng, phơi khô.

Ngoài ra, bạch truật còn được bào chế bằng nhiều cách khác nhau.

Bảo quản: Nơi thoáng mát, tránh ẩm. Nếu nhận thấy dấu hiệu mốc, cần đem phơi sấy ngay.

4. Thành phần hóa học

Bạch truật có chứa thành phần hóa học đa dạng: Humulene, a-Curcumene, 3b Acetoxyatractylone, 7 (11)-Diene-8-One, Palmitic acid, b-Elemol, Atractylone, Selian 4(14), Eudesmo, b- Selinene, Hinesol, 8b-Ethoxyatractylenolide II, 8Z, 14-Acetyl-12-Senecioy-12E, 14-Acetyl-12-Senecioyl-2E, 10E-Atractylentriol, 12- Senecioyl-2E-8E-10E-Atractylentriol, 12-Senecioyl-2E-8Z,…

Ngoài ra, trong củ bạch truật còn chứa 1.4% tinh dầu (thành phần trong tinh dầu bao gồm: C16H180, CH160, Atractylenolid I, II, III,  Vitamin A, Eudesmol,…)

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng bổ ích cường tráng: Thuốc có khả năng tăng trọng lượng, tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, tăng sức bơi lội, cải thiện chức năng miễn dịch của tế bào, tăng bạch cầu và bảo vệ gan, tăng cao IgG trong huyết thanh, tăng tổng hợp protein ở ruột non trên chuột thực nghiệm (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
  • Tác dụng chống loét: Nước sắc từ bạch truật có khả năng bảo vệ gan, dự phòng giảm sút Glycopen ở gan (theo Trung Dược Học).
  • Tác dụng đối với máu: Nước sắc và cồn bạch truật đều có khả năng giãn mạch máu, chống đông máu (theo Trung Dược Học).
  • Tác dụng lợi niệu: Bạch truật có tác dụng ức chế tiểu quản thận tái hấp thu nước và tăng bài tiết natri, do đó có tác dụng lợi niệu rõ ràng và kéo dài. Tuy nhiên tác dụng này cần được nghiên cứu thêm (theo Trung Dược Học).
  • Tác dụng đến đường ruột: Sử dụng thuốc đối với ruột cô lập của thỏ nhận thấy, khi ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc có tác dụng ức chế. Ngược lại khi ruột đang bị ức chế, thuốc có khả năng hưng phấn. Do đó bạch truật có thể chữa được tiêu chảy và táo bón (theo Trung Dược Học).
  • Tác dụng hạ đường huyết: Glucosid kali artactylate được chiết xuất từ bạch truật tác dụng chọn lọc lên đường huyết. Trước tiên thành phần này khiến huyết áp tăng, sau đó hạ đường huyết quá mức dẫn đến tình trạng co giật (theo Trung Dược Học).
  • Tác dụng an thần: Dùng liều nhỏ tinh dầu bạch truật lên súc vật thực nghiệm nhận thấy có tác dụng an thần (theo Trung Dược Học).
  • Tác dụng chống loét bao tử: Bạch truật có khả năng ức chế đối với loét do nhịn đói, loét Shay (loét do thắt môn vị khiến dịch vị ứ trệ, đồng thời gây thiếu máu nguồn gốc thần kinh thực vật). Tuy nhiên bạch truật không có tác dụng đối với loét do histamin (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tác dụng chống ung thư: Tinh dầu bạch truật có tác dụng chống ung thư đối với súc vật thực nghiệm (theo Học Báo Dược Học 1963).
  • Tác động đến hoạt động tiết dịch vị: Bạch truật làm giảm rõ rệt lượng dịch vị nhưng không ảnh hưởng đến axit của dịch vị (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tác dụng đối với chức năng gan: Bạch truật không ảnh hưởng đến khả năng phân hủy và thải trừ chất màu của gan (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tác dụng kháng viêm: Rễ của bạch truật có hoạt tính chống ung thư và chống siêu vi khuẩn trong thí nghiệm in vitro (theo Trung Dược Học).
  • Thảo dược này không ảnh hưởng đến chức năng bài tiết ure của thận, đồng thời không ảnh hưởng đối với thành phần các protein trong huyết thanh (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Bạch truật có khả năng ức chế đối với một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Dùng bạch truật dài ngày trên súc vật thực nghiệm nhận thấy không có phản ứng phụ hay có độc tính (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+Theo y học cổ truyền:

Công dụng:

  • Ích táo, ích khí, chỉ khát, trừ thấp, hòa trung, ôn trung, an thai (theo Y Học Khải Nguyên).
  • Kiện tỳ, táo thấp, hòa trung, ích vị (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Kiện tỳ táo thấp (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Ích khí, lợi thủy, an thai, kiện tỳ, táo thấp, chỉ hãn (theo Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân Quốc Dược Điển).

Chủ trị:

  • Trị đầu đau, chảy nước mắt, trục phong thủy kết thủng dưới da, hoắc loạn thổ tả, trị phù thũng, đầu váng, tiêu đàm thủy, trừ tâm hạ cấp hoặc mạn (theo Biệt Lục).
  • Trị tiêu chảy, bụng phù thũng, trị tỳ hư, táo bón (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Chủ trị hoàng đản, phong hàn thấp tý (theo Bản Kinh).
  • Trị tỳ hư, bụng đầy, đờm ẩm, chóng mặt, thai động không yên, ăn ít, tiêu chảy, thủy chủng, tự ra mồ hôi (theo Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân Quốc Dược Điển).
  • Trị tỳ vị khí hư, hơi thở ngắn, hư lao, đờm ẩm, hoàng đản, tiểu không thông, tự ra mồ hôi, không muốn ăn uống, hay mệt, tiêu chảy, thủy thũng, thấp tý, chóng mặt, thai động không yên (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

6. Tính vị

Vị cay, không độc (theo Danh Y Biệt Lục).

Vị đắng, ngọt, tính ấm (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Vị đắng, tính ấm (theo Bản Kinh).

Vị cay, ngọt, không độc (theo Dược tính luận).

Vị đắng, ngọt, tính ấm (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

7. Qui kinh

Qui vào kinh thủ thái dương, thủ thiếu âm, túc thái âm, túc quyết âm, túc dương minh và túc thiếu âm (theo Thang Dịch Bản Thảo).

Qui vào kinh Vị và Tỳ (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Qui vào kinh Tỳ và Vị (theo Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân Quốc Dược Điển).

8. Liều dùng, cách dùng

Muốn dùng với tác dụng táo thấp thì dùng sống, cầm máu, ấm trung tiêu thì sao cháy, bổ tỳ thì tẩm nước Hoàng thổ sao, bổ tỳ nhuận phế thì mật sao.

Liều dùng bạch truật phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số điều kiện. Hiện nay chưa có đủ thông tin khoa học để xác định liều dùng thông thường.

9. Bài thuốc

Một số ứng dụng lâm sàng của bạch truật:

Bạch truật được ứng dụng vào bài thuốc trị trúng phong cấm khẩu, mồ hôi trộm, nám, tàn nhang,…
  • Bài thuốc trị mặt xám hoặc tàn nhang: Dùng bạch truật tẩm giấm, thoa mặt hằng ngày.
  • Bài thuốc trị mồ hôi tự chảy không cầm: Dùng bạch truật tán bột, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, ngày dùng 2 lần.
  • Bài thuốc trị trúng phong cấm khuẩn, bất tỉnh nhân sự: Dùng bạch truật 160g, rượu 3 thăng, sắc còn lại 1 thăng. Uống cho cơ thể ra hết mồ hôi.
  • Bài thuốc trị trẻ nhỏ nóng do tỳ hư, phụ nữ da thịt nóng do huyết hư: Dùng bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, mỗi thứ 40g, cam thảo 20g đem đi tán bột. Sau đó đem sắc với táo và gừng.
  • Bài thuốc trị tiêu chảy, lỵ lâu ngày: Dùng bạch truật 6.4kg, cắt nhỏ rồi đem sắc còn nửa chén nước. Lấy nước đổ ra nồi khác, để bã sắc lại, thực hiện tương tự trong vòng 3 lần. Trộn đều nước sắc lại và nấu thành cao. Loại bỏ nước trong ở trên, chỉ dùng cao đọng bên dưới. Mỗi lần uống từ 1 – 2 thìa với mật ong.
  • Bài thuốc trị có cảm giác như có nước dưới tim: Dùng bạch truật 120g, trạch tả 200g đem sắc với 3 thăng nước, sắc còn một thăng rưỡi. Chia thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc trị tay chân phù thũng: Dùng bạch truật 20g, 3 trái táo đem sắc với một chén rưỡi nước còn lại chín phân. Đem uống nóng. Ngày uống từ 3 – 4 lần.
  • Bài thuốc trị mồ hôi trộm, tỳ hư: Dùng bạch truật 160g đem xắt lát. Mỗi lần dùng 40g sao với mẫu lệ, tiếp tục dùng 40g sao với thạch hộc, 40g sao với cám gạo miến. Sau đó chỉ dùng bạch truật tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước cơm, ngày dùng 3 lần.
  • Bài thuốc trị sản hậu bị nôn mửa: Dùng bạch truật 48g, gừng sống 60g, nước và rượu mỗi thứ 2 thăng. Đem sắc còn lại 1 thăng, chia thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc trị tỳ hư, tiêu chảy: Dùng bạch truật 12g, can khương 8g, đảng sâm 12g, cam thảo 4g. Hoặc dùng bạch truật 12g với chỉ thực 6g đem đi sắc nước uống hoặc dùng để tán bột, làm hoàn. Hoặc dùng bạch thược dược và bạch truật đều 40g, đem tán bột, trộn với nước cơm làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên, ngày dùng 2 lần. Nếu dùng mùa đông, nên uống với nước nhục đậu khấu.
  • Bài thuốc trị tiêu ra máu, trực tràng sa lâu ngày không bớt: Dùng bạch truật 640g sao với hoàng thổ, sau đó đem tán bột. Dùng can địa hoàng 320g hấp cơm, nghiền nát, cho vào ít rượu. Tiếp tục trộn với bột của hoàng thổ và bạch truật đem đi làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 15 viên với nước cơm.
  • Bài thuốc trị răng đau lâu ngày: Sắc bạch truật lấy nước, ngậm đến khi lành.
  • Bài thuốc trị mồ hôi do khí hư: Dùng bạch truật 12g, phòng phong 12g với mẫu lệ 24g đem sắc uống hoặc tán bột làm hoàn.
  • Bài thuốc trị bệnh về gan: Trị viêm gan mạn, dùng 15 – 30g, trị ung thư gan dùng 60 – 100g, trị xơ gan cổ trướng dùng 30 – 60g.
  • Bài thuốc trị tim có cảm giác cứng do ăn uống quá độ: Dùng bạch truật 40g đem sắc với chỉ thực 7 trái, sắc với 5 thăng nước, còn lại 3 thăng. Chia thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc trị phong thấp ban chẩn ngứa ngáy: Dùng bạch truật tán nhỏ, mỗi lần dùng với 1 thìa rượu. Ngày dùng 2 lần.
  • Bài thuốc trị bứt rứt, bồn chồn ở ngực: Dùng bạch truật đem tán bột. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê uống với nước.
  • Bài thuốc trị người ốm, ăn uống không mùi vị, suy nhược: Dùng bạch truật 1.8kg, đâm nát, rây kĩ. Tiếp tục trộn với rượu làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 20 viên, ngày 3 lần.
  • Bài thuốc làm mạnh Vị, trị bỉ khối, uống lâu ngày giúp tiêu hóa không bị đình trệ: Dùng bạch truật 40g, chỉ thiệt (sao cám) 40g, hoàng bá (sao khử thổ) 40g, đem tán bột, lấy lá sen gói bột nấu chín với cơm nếp. Sau đó đâm nhỏ làm thành viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước sôi.
  • Bài thuốc trị các loại tỳ vị hư tổn: Dùng nhân sâm 160g, bạch truật 640g đem ngâm với nước trường lưu thủy 1 đêm. Sau đó nấu với củi dâu cho thành cao, khi dùng trộn với mật ong.
  • Bài thuốc trị ngũ ẩm tửu tích: Dùng gừng khô sao, quế tâm mỗi thứ 320g, bạch truật 640g đem tán bột, trộn mật, làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 20 – 30 viên uống với nước ấm.
  • Bài thuốc trị sản hậu trúng hàn, cấm khẩu bất tỉnh, lạnh toát cả người: Dùng trạch tả 40g, bạch truật 40g, gừng sống 20g đem sắc với 1 chén nước.
  • Bài thuốc trị ra mồ hôi do hư: Dùng tiểu mạch 12g, bạch truật 20g sao khô, bỏ tiểu mạch. Sau đó lấy bạch truật tán bột, mỗi lần dùng 4g đem trộn với nước sắc hoàng kỳ.
  • Bài thuốc trị tỳ khí bất hòa, hàn khí ngưng trệ, tỳ hư đầy trướng: Dùng bạch truật 80g, quất bì 160g đem tán bột rồi hồ với rượu làm thành viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 30 viên uống với nước sắc mộc hương. Nên dùng trước khi ăn.
  • Bài thuốc trị tiêu chảy do thấp thử: Dùng xa tiền tử, bạch truật bằng lượng nhau. Đem sao vàng, tán bột, mỗi lần dùng 8 – 12g với nước.
  • Bài thuốc trị thai động không yên: Dùng chỉ xác (sao cám), bạch truật bằng lượng nhau, đem trộn với nước cơm làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 30 viên với nước nóng, trước khi ăn. Mỗi tháng chỉ nên uống 1 lần.
  • Bài thuốc trị phụ nữ có thai bị phù: Dùng bạch truật, địa cốt bì, sinh khương bì, đại phúc bì, ngũ gia bì mỗi thứ 12g, phục linh 20g đem sắc uống.

10. Lưu ý

Kiêng kỵ khi dùng bạch truật:

  • Bạch truật có tính táo nên những người can thận có động khí không nên dùng (theo Bản Thảo Kinh Sơ).
  • Không dùng cho trường hợp táo khát, đầy trướng, âm hư, có hòn khối (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Bạch truật kỵ thịt chim sẻ, Thái, Lý, Tùng và Thanh ngư. Không dùng cho người thận hư, âm hư hỏa thịnh (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Không dùng cho người khí trệ, tích tụ, bao tử đau do hỏa, phàm uất kết, trướn bỉ, suyễn khó thở (theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
  • Ngoài ra, khi dùng bạch truật bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như khô miệng, buồn nôn, có vị khó chịu trong miệng,…
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: