Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Ấu tẩu (ô đầu phụ tử) cây thuốc có độc tố và lưu ý khi sử dụng giúp trị bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất

Cây ấu tẩu hay còn được gọi là củ ấu tàu, ô đầu, phụ tử…. là một vị thuốc trong thuốc nam hay. Trong nghề thuốc ai cũng biết về độc tính của vị thuốc này, nó có thể gây độc chết người nên người ta chủ yếu dùng ngoài, ít dùng để uống, nếu dùng để uống cần phải chế biến và khử độc rất kỹ.

Phân loại:

Tuy cùng là một vị thuốc nhưng trong đông y có phân rõ ra 2 loại đó là ô đầu và phụ tử, là 2 vị thuốc khác nhau, trong đó:

  • Ô đầu (ấu tẩu): là củ ấu tẩu chưa qua chế biến, vị thuốc này rất độc, có thể gây chết người nên chỉ dùng ngoài da.
  • Phụ tử: Là thành phẩm đã được chế biến từ củ ấu tẩu, qua nhiều công đoạn đã được khử độc và có thể dùng để uống.

Tên khoa học

Aconitum napellus, thuộc họ mao lương (1) (2).

Mô tả cây ấu tẩu (ô đầu)

  • Thân: Là loại thân thảo sống lâu năm, thân cây hình trụ nhỏ có lông thưa và ngắn.
  • Lá: Lá cây xẻ, lá nhỏ, gần giống lá ngải cứu
  • Cây có hoa rất đẹp, hoa màu xanh da trời.
  • Rễ củ: Củ màu nâu đen, củ ngắn và có mấu, thường mọc thành từng chùm.

Ấu tẩu mọc ở đâu

Cây có ở Việt Nam nhưng rất ít, nguồn dược liệu chủ yếu nhập khẩu là chính. Hàng nhập từ Trung Quốc có tên gọi phụ tử đã được chế biến và khử độc, dùng làm thuốc uống được.

Cây ấu tàu hay cây Ô đầu

Hoa ô đầu

Củ ô đầu

Vị thuốc phụ tử đã chế biến

Tính vị

Củ ấu tẩu có vị hơi cay và ngọt, tính nóng và có độc.

Thành phần hóa học: Củ có chứa aconitin là một chất độc mạnh (3). Độc tính này còn có cả trong hạt ấu tẩu (4).

Công dụng của ấu tẩu

Theo kinh nghiệm dân gian ấu tẩu có những công dụng sau (1):

  • Điều trị đau nhức xương khớp
  • Giảm nhức mỏi cơ khớp
  • Giảm tê bại chân tay
  • Giảm đau vai gáy
  • Tam máu bầm do tụ máu, trấn thương

Cách dùng ấu tẩu

  1. Ngâm rượu dùng ngoài: Lấy củ rửa sạch, thái thành từng miếng rồi đem ngâm rượu dùng ngoài để xo bóp (Không được uống vì củ có độc tính mạnh). Tỷ lệ ngâm 1kg củ tươi ngâm khoảng 1,5 lít đến 2 lít rượu. Công dụng: Giảm đau nhức xương khớp, tê bại chân tay, bầm tím.
  2. Dùng phụ tử đã qua chế biến khử độc để sắc uống: Phụ tử, cam thảo, quế, thược dược mỗi vị 1gam, đem ngâm với khoảng 100ml rượu ngâm trong khoảng 3 đến 4 ngày là dùng được, rượu này chia nhỏ nhiều lần uống trong ngày. Công dụng: Điều trị đau nhức xương khớp, bán thân bất toại.

Lưu ý: Vị phụ tử đã chế biến có bán ở các hiệu thuốc đông y, khi sử dụng để uống người bệnh cần được tư vấn của các bác sĩ, không nên tự ý sử dụng làm thuốc uống.

Một số nghiên cứu về cây ô đầu

  • Độc tính của cây ô đầu Aconitum napellusNhóm nghiên cứu tại Khoa độc và dược chất, Đại học Rouen Pháp xác nhận độc tính mạnh từ cây ô đầu sau khi ghi nhận một người đàn ông 21 tuổi bị ngộ độc sau khi uống Aconitum napellus tự chế dạng viên nang, với các biểu hiện ngộ độc buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau ngực, khó thở (3).
  • Xác định trường hợp ngộ độc do dùng hạt ô đầu: Một nhóm bác sĩ tại Viện tim texas ghi nhận, một người đàn ông 28 tuổi đã uống một lượng hạt giống của cây Aconitum napellus với mục đích tự tự và đã bị ngộ độc cấp với các biển hiện buồn nôn, khó thở, rối loạn nhịp tim và tiêu chảy (4).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: