1. Dầu ô liu
Với những người đang bị bệnh tim mạch, cần kiêng cử chất béo xấu nhưng lại thích các món chiên xào thì có thể dùng dầu ô liu để thay thế cho các loại dầu khác (hiển nhiên cũng không nên dùng quá nhiều).
Sở dĩ dầu ô liu được khuyên dùng là vì loại dầu này chứa chất béo chưa bão hoà nên an toàn với thành mạch, giúp giảm mỡ xấu trong cơ thể.
Không chỉ thế, dầu ô liu còn chứa polyphenol giúp chặn cholesterol đi vào thành mạch máu.
2. Sữa chua tự nhiên
Với bệnh nhân cao huyết áp thì sữa chua tự nhiên cũng là một gợi ý sáng giá.
Được biết, sữa chua chứa nhiều Canxi và Kali nên có thể giúp phòng bệnh huyết áp cao. Vì vậy, mỗi ngày, bạn có thể ăn một lần vào buổi sáng (hoặc sau bữa ăn chính), bạn nhé!
3. Quả cam
Với những người bị bệnh tim mạch kèm theo béo phì thì có thể ăn cam vì nó là loại quả chứa nhiều chất xơ. Lưu ý là bạn nên ăn chứ không nên uống nước ép (vì nước ép cam nhiều đường nên dễ gây tăng cân và ít chất xơ hơn tép cam nên hiệu quả không bằng tép cam).
Không chỉ thế, cam còn chứa pectin, giúp kiểm soát mỡ máu. Vì vậy, sau bữa ăn, bạn có thể ăn thêm vài múi cam, bạn nhé!
4. Tỏi
Củ tỏi không chỉ là loại gia vị hàng ngày mà còn là vị thuốc giúp giảm mỡ xấu trong máu, từ đó góp phần phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Vì vậy, bạn có thể cho thêm vài tép tỏi vào các món ăn (phi vàng, không nên để khét). Hoặc bạn cũng có thể dùng tỏi làm gỏi chua, như thế sẽ vừa có món ăn ngon, vừa tốt cho tim mạch.
Hiển nhiên, khi ăn nhiều tỏi thì bạn sẽ dễ bị đổ mồ hôi, hôi miệng, hôi nách…
Lưu ý: nên dùng tỏi Việt Nam.
5. Cà rốt (củ cải đỏ)
Củ cải đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa, vì vậy, nó không chỉ giúp đẹp da, chậm lão hóa mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường…
Không chỉ thế, màu sắc bắt mắt của củ cà rốt còn giúp món ăn trông ngon miệng hơn.
Lưu ý: mỗi tuần ăn 3 lần là được, không nên ăn liên tục mỗi ngày, từ tháng này qua tháng khác vì sẽ gây thừa vitamin A.
6. Đậu đen
Vâng, đậu đen rất giàu Magie và bạn biết đấy, với người thưởng thành, nếu thiếu Magie thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng gấp đôi.
Theo kết quả nghiên cứu từ Mỹ thì uống 1 chén nước đậu đen (rang lên, nấu lấy nước) sẽ cung cấp 1/3 nhu cầu Magie hàng ngày. Vì vậy, mỗi tuần, bạn có thể uống 2 hoặc 3 lần nước đậu đen để bổ sung thêm Magie (không nên uống liên tục mỗi ngày nhé).
Và ngoài uống nước đậu đen thì bạn cũng có thể nấu chè đậu đen để đổi khẩu vị.
7. Quả cherry (anh đào)
Cherry ít có ở nước ta nhưng bạn vẫn có thể mua được tại các siêu thị lớn. Được biết, ăn cherry không chỉ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất mà còn giúp bổ sung anthocyanin (chất giúp chống oxy hóa). Tuy nhiên, giá của cherry lại khá cao (ở Việt Nam).
8. Bắp
Bắp là một trong những ngũ cốc giàu chất xơ, giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ những loại bắp nguyên hạt (như bắp luộc, bắp chà, chè bắp…) thì mới mang lại hiệu quả cao (vì lớp vỏ hạt vẫn còn).
Được biết, bắp nguyên hạt chứa nhiều vitamin nhóm B như B1, B2, B6… Không chỉ thế, bắp còn chứa một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể và được khuyên dùng cho người bị tiểu đường (vì có chỉ số đường huyết thấp, lượng chất xơ cao, giúp mau no).
Ăn gì tốt cho tim mạch nhất ?
Nếu bạn không thể nhớ hết các món ăn đơn lẻ thì bạn có thể nhớ theo nhóm thức ăn.
Có 3 nhóm thức ăn tốt cho người bị bệnh tim mạch, đó là:
- Cá: Cá (đặc biệt là cá biển) chứa nhiều vi chất có lợi cho tim mạch. Những người ăn cá thường xuyên (thay vì ăn thịt) có thể giảm 30 % tỉ lệ tử vong khi mắc bệnh tim.
- Trái cây tươi: các loại trái cây nói chung đều chứa vitamin C nên giúp chống oxy hóa rất tốt. Được biết, mỗi ngày ăn 100 g trái cây sẽ giúp bạn giảm 34 % nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, máu nhiễm mỡ…
- Thức ăn chứa nhiều Kali: Những thức ăn giàu Kali (như chuối, sữa chua…) giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, mỗi ngày, hãy ăn khoảng 50 g thức ăn có chứa Kali để bổ sung thêm chất này, bạn nhé! Gợi ý: Để cơ thể hấp thụ Kali hiệu quả hơn, bạn nên kết hợp ăn Kali cùng với các món ăn chứa nhiều vitamin C.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: