Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Bị bệnh gút có ăn được thịt gà không cùng tham khảo bài thuốc nam dưới đây?

Cao chè vằng nguyên chất

Người bị bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Bệnh gút có ăn được thịt gà không hiện đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia cho biết, người bệnh gout có thể sử dụng thịt gà. Tuy nhiên cần chú ý về bộ phận tiêu thụ, số lượng sử dụng và cách chế biến. Bởi thịt gà nằm trong nhóm những loại thực phẩm chứa hàm lượng purin ở mức trung bình, vào khoảng 160 mg/100g.

Thịt gà là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, ít natri, đường và không chứa tinh bột. Thịt gà cung cấp một lượng lớn các dưỡng chất cần thiết, tốt cho quá trình trao đổi chất lành mạnh của con người, bao gồm vitamin B, selen, photpho.

Người bị bệnh gút có ăn được thịt gà không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm

Cụ thể, trong 85g ức gà (đã bỏ da và xương) có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau: 128 calo, 9 – 100 miligram purin, 2.7g chất béo, 44mg Natri, 26g chất đạm, không có đường và chất xơ.

Không giống như các loại thịt đỏ và thịt gia cầm khác, thịt gà là một loại protein động vật an toàn, phù hợp cho những người muốn giảm cân, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, duy trì cân nặng hợp lý là một trong những điều quan trọng và cần thiết đối với những người bị gout. Ngoài ra, béo phì còn được cho là có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh gout khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những người bị gout được khuyên là nên tiêu thụ thịt gà một cách cẩn thận. Thông thường, cơ thể người sẽ cần một lượng purin vừa đủ để bảo vệ các mạch máu. Tuy nhiên quá nhiều purin sẽ làm tăng axit uric trong máu, dẫn đến lắng đọng các tinh thể axit uric trong khớp gây ra bệnh gout hoặc bùng phát các cơn đau cấp tính do căn bệnh này gây ra.

Do đó để tránh việc ăn uống làm ảnh hưởng đến sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh mỗi lần chỉ nên tiêu thụ khoảng 50-85g thịt gà và không ăn quá 3 lần/tuần. Ngoài ra, bác sĩ cũng đề nghị người bệnh nên chọn những loại thịt gà không có da để tránh làm tăng thêm chất béo trong cơ thể.

Người bệnh gút nên ăn bộ phận nào của gà?

Giá trị dinh dưỡng giữa các phần thịt gà là khác nhau, theo đó hàm lượng purin cũng khác nhau, nhất là phần ngực, đùi và cánh gà. Đối với người bị gout hoặc bị tăng axit uric trong máu, việc tiêu thụ thịt gà cần phải được cân nhắc kỹ để tránh khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Mỗi bộ phận của con gà đều có chứa hàm lượng purin khác nhau

Xét về tổng thể, hàm lượng purin trong thịt gà chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên lượng purin trong các bộ phận của gà lại có sự chênh lệch khác nhau. Do đó, những người bị gout nên hạn chế tiêu thụ những bộ phận như nội tạng, da, mỡ,..

Cụ thể, hàm lượng purin trong các bộ phận của gà có sự khác nhau như:

  • Thịt đùi trên: 68.8 mg.
  • Ức gà không chứa da: 141.2 mg.
  • Cánh gà: 137.5mg.
  • Chân và đùi gà: 122.9g.
  • Gan gà: 300mg.

Theo đó, người bệnh gout có thể sử dụng phần thịt đùi trên, chân và đùi không chứa mỡ để tiêu thụ. Ngoài ra, cần đặc biệt tránh ăn nội tạng, ức gà, cánh gà và phần da, bởi các bộ phận này có hàm lượng purin khá cao.

Những món ăn từ thịt gà giúp chữa bệnh gút hiệu quả

Sau khi tìm hiểu thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt gà không? Người bệnh cần quan tâm tới việc chế biến món ăn sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Dưới đây là gợi ý một số món ăn làm từ thịt gà người bệnh có thể tham khảo:

Gà luộc cho người bệnh gút

Đây là cách chế biến vừa ngon lại vừa đơn giản mà bạn nên áp dụng. Để có món gà luộc thơm ngon, sau khi nước sôi 10 phút bạn hãy tắt bếp, sau đó để nguyên gà trong nồi khoảng 15 phút.

Người bị bệnh gút có thể ăn gà luộc nhưng không nên ăn phần da

Chuẩn bị: 1 con gà ta, muối hạt, gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch gà dưới vòi nước mạnh, có thể xát muối để loại bỏ vi khuẩn và mùi tanh của gà.
  • Cho gà vào nồi đun sôi với 2 lít nước, có thể cho thêm gừng và một ít táo đỏ để tăng thêm hương vị.
  • Đến khi gà chín vớt ra đĩa, đợi nguội bớt rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Gà hấp hành

Đây là món ăn vô cùng thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của các thành viên trong gia đình. Không những thế món ăn này còn rất tốt cho người gặp vấn đề về xương khớp.

Chuẩn bị: 1 con gà ta, 300g hành lá, 1 củ gừng, 2 củ hành tây, 1 nhánh mùi tây.

Cách thực hiện:

  • Hành lá rửa sạch, đem cắt khúc khoảng 3cm.
  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái thành từng sợi nhỏ.
  • Rau mùi tây nhặt sạch, ngâm nước muối 10 phút rồi cắt khúc.
  • Hành tây rửa sạch thái thành hình múi cau.
  • Tẩm ướp gia vị vào thịt gà trong vòng 20 phút.
  • Cho gà vào nồi hấp trong vòng 15 phút, sau đó tắt bếp, để nguyên thêm 10 phút nữa cho gà chín mềm rồi bắc ra đĩa trang trí.

Gà kho gừng

Cách chế biến món ăn này vô cùng đơn giản. Đây cũng là một món ăn làm từ gà thích hợp cho người bị gout bởi có chứa hàm lượng purin thấp, chỉ khoảng 115mg/100g.

Món gà kho gừng thơm ngon hấp dẫn cho người bệnh

Chuẩn bị: Thịt gà ta, gừng, hành, tỏi, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Thịt gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, đem ướp với gia vị trong vòng 30 phút.
  • Gừng rửa sạch, để nguyên vỏ, đem thái thành sợi mỏng.
  • Làm nóng chảo, phi thơm hành tỏi rồi cho gừng vào, tiếp đến cho thịt gà vào đảo đều.
  • Cho thêm 1/2 bát nước vào nồi, đậy nắp trong vòng 5 phút.
  • Vặn lửa nhỏ sau đó cho thêm gừng vào đảo đều thêm 5 phút nữa, đến khi gà chín hoàn toàn thì tắt bếp.

Gà rang

Người bệnh gout có thể ăn món gà rang này mỗi tuần 2-3 lần. Món ăn này không những thơm ngon, dễ làm mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe của người bệnh.

Chuẩn bị: Thịt gà ta, hành, tỏi, gừng, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Thịt gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn, đem ướp cùng với gia vị.
  • Hành, gừng, tỏi, rửa sạch thái nhỏ và ướp cùng với gà.
  • Thắng đường để làm nước màu, sau đó cho gà vào đảo đều đểu thịt săn lại.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn sau đó đun nhỏ lửa và đậy vung cho tới khi nước cạn còn sền sệt thì bắc ra.

Gà xào tàu hũ ky (váng đậu)

Món gà xào này có hương vị khá thơm ngon lại không chứa nhiều chất béo. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thường xuyên để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Gà xào tàu hũ ky (váng đậu)

Chuẩn bị: 100g thịt gà, 200g váng đậu, 100g củ mài, 10g hành, một ít gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Thịt gà thái miếng nhỏ, ướp cùng với gia vị trong vòng 10 phút.
  • Váng đậu hũ ngâm nước, xé nhỏ và để ráo.
  • Củ mài gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, gừng, sau đó cho thịt gà vào đảo đều.
  • Khi thịt gà chính cho thêm củ mài và váng đậu vào.
  • Nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp.

Nộm gà xé

Nộm gà xé có vị thanh mát, tổng hợp cùng các loại rau nhiều chất xơ rất tốt cho cơ thể người bệnh.

Nguyên liệu: 

  • Thịt gà đã xé sẵn, không có da.
  • Cà rốt, dưa chuột, rau thơm các loại.
  • Lạc rang.
  • Nước mắm, bột ngọt.

Chế biến: Các loại rau thái sợi, trộn với thịt gà, lạc rang và các gia vị vừa miệng. Nên ăn ngay sau khi trộn.

Cháo gà

Cháo có chứa thành phần tinh bột cao, giúp trung hòa lượng acid uric trong máu. Ngoài ra, món ăn này cũng rất ngon và được nhiều bệnh nhân yêu thích. Bạn nên chế biến theo những bước dưới đây.

Nguyên liệu: 

  • 1 con gà khoảng 1,5kg.
  • Gừng tươi.
  • Nước mắm, hạt nêm, bột ngọt.

Chế biến: Gà luộc sẵn, xé nhỏ thịt. Nước luộc gà thêm 1 nắm gạo nhỏ, đun sôi đến khi cháo nhừ. Người bệnh nên phi hành thơm, rang săn thịt gà, nêm gia vị vừa phải. Sau đó, trộn cùng cháo để ăn.

Cháo gà thơm ngon, phù hợp với người có sức khỏe yếu

Gỏi gà bắp cải

Bắp cải có chứa nhiều chất xơ, vitamin và chứa ít nhân purin có lợi cho sức khỏe người bệnh. Người bệnh lưu ý nên chọn loại rau non, thịt gà còn tươi, tránh sử dụng sản phẩm đông lạnh.

Nguyên liệu: 

  • Thịt gà xé nhỏ.
  • Bắp cải thái sợi.
  • Rau thơm các loại.
  • Lạc rang.
  • Nước mắm, bột ngọt.

Chế biến: Người bệnh chuẩn bị một chiếc nồi sạch. Trộn lẫn các nguyên liệu như thịt gà, bắp cải, rau thơm đã thái nhỏ, nêm gia vị vừa ăn. Để nộm thấm gia vị khoảng 30 phút là có thể dùng bữa. Bên cạnh thịt gà, để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh nên thiết lập chế độ ăn đa dạng, khoa học và luyện tập thường xuyên để phòng chống bệnh gút hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng thịt gà đối với bệnh nhân bị gút

Bên cạnh vấn đề bệnh gút có ăn được thịt gà không, trong quá trình sử dụng loại thực phẩm này, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng nước dùng, nước luộc thịt, hoặc hầm xương gà. Bởi trong thành phần của loại nước dùng này có chứa hàm lượng purin khá cao, có thể làm ảnh hưởng không tốt cho những người bị gout.
  • Nên sử dụng gà cùng với các loại rau củ giàu chất xơ. Bên cạnh đó nên sử dụng chế độ ăn uống nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, đảm bảo duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
  • Không tiêu thị thịt gà kết hợp với những loại thực phẩm có chứa nhiều purin như thịt đỏ, cá hồi, hải sản, rau cải, cá chép…
  • Không sử dụng da gà bởi bộ phận này có chứa nhiều chất béo không lành mạnh, khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn đến những cơn đau gout cấp tính.
  • Những người đang trong cơn gout cấp không nên ăn thịt gà.
  • Nên dùng thịt gà tươi để chế biến, không nên dùng thịt gà đông lạnh.
  • Nên sử dụng phần ức gà, hạn chế dùng phần đùi.
  • Nên ưu tiên chế biến gà theo dạng luộc, hấp, nướng, thay vì ăn gà chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp vấn đề “Người bệnh gút có ăn được thịt gà không?”. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm được những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe, đồng thời xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học cho bản thân, giúp bệnh nhanh khỏi và không tái phát.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: