Giới thiệu về cây chè vằng
-
Tên gọi
Cây chè vằng có tên khoa học là Jasminum subtriplinerve. Cây chè vằng còn có các tên gọi khác như: chè vằng, chè cước man, cây lá ngón, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, mổ se, lài ba gân.
-
Mô tả
Cây chè vằng là loại cây thân leo. Lá chè vằng có hình bầu dục, thuôn dài, có 3 gân sọc, 2 gân uốn cong theo mép lá, 1 gân ở chính giữa. Hoa chè vằng có 10 cánh, màu trắng. Quả chè vằng chín có màu vàng, cỡ bằng hạt ngô, có một hạt rắn chắc.
-
Bộ phận dùng
Toàn bộ các bộ phận của cây chè vằng được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
-
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây chè vằng được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Cây thích hợp phát triển trong điều kiện khí hậu mát mẻ, đất feralit đỏ vàng. Cây sau 1 năm trồng có thể thu hoạch. Chè vằng sau khi thu hoạch thường được phơi khô, bảo quản sử dụng lâu dài để trị bệnh.
-
Bào chế
Cây chè vằng được dùng tươi hoặc phơi khô sắc nước trị nhiều bệnh khác nhau.
-
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu khoa học trong cây chè vằng có 3 hợp chất chính đó là Flavonoid, Glycozit đắng và Ancaloid.
- Flavonoid ngăn chặn tình trạng oxy hóa, chống độc, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu.
- Glycozit đắng kích thích sự ngon miệng, cải thiện tiêu hóa ở mức độ vừa phải.
- Ancaloid có tác dụng hạ huyết áp, chống ưng thư, diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng, tác dụng lên hệ thần kinh trung ương.
Công dụng của cây chè vằng và 9 bài thuốc từ Cây Chè Vằng
-
Tiêu mỡ, giảm cân
Trong chè vằng có chứa các hoạt chất giúp duy trì cảm giác no bụng, bên cạnh đó lại thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa. Phụ nữ sau sinh muốn nhanh lấy lại vóc dáng nên uống nước chè vằng nóng mỗi ngày.
-
Chữa mất ngủ, biếng ăn
Hoạt chất Glycozit đắng có trong cây chè vằng giúp con người ngủ ngon hơn đồng thời tăng sự thèm ăn cho người suy dinh dưỡng. Chất này tạo nên vị đắng khó uống của chè vằng, nhưng thật khó tin là nó lại kích thích vị giác của chúng ta, giúp các bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn.
-
Chữa cao huyết áp, xơ vữa động mạch
Chè vằng làm giảm áp lực máu vào thành mạch, chống oxy hóa và phòng xơ vữa động mạch. Uống chè vằng mỗi ngày rất tốt cho người già đang bị chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
-
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Uống chè vằng mỗi ngày là cách đơn giản nhất để phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả mà không phải ai cũng biết.
-
Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
10g chè vằng khô đem hãm thành trà uống đều đặn mỗi ngày giúp các mẹ sau khi sinh khắc phục tình trạng mất sữa, tắc sữa. Ngoài ra, chè vằng còn tạo ra những cơn co bóp tử cung, đẩy máu huyết trong tử cung ra ngoài, tránh hậu sản và rút ngắn thời gian hồi phục cho sản phụ.
-
Chữa áp xe vú
100g lá lá chè vằng tươi đem rửa sạch, giã nát với cồn 50 độ, sau đó đắp lên bầu ngực bị áp xe. Một ngày thực hiện như vậy 3 lần, đêm đắp 2 lần liên tục trong 1 tuần cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Kiên trì áp dụng đến khi khỏi bệnh
-
Chữa kinh nguyệt không đều
20g chè vằng khô, 16g ích mẫu khô, 8g ngải cứu khô, 16g hy thiêm khô. Tất cả đem rửa sạch sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa chia đều 2 bữa uống trong ngày để chữa bệnh kinh nguyệt không đều. Chú ý uống khi nước còn ấm và sau bữa ăn 30 phút để mang lại hiệu quả cao nhất. Kiên trì áp dụng trong thời gian dài để mang lại hiệu quả trị bệnh cao nhất.
-
Chữa bệnh về răng miệng
10g lá chè vằng tươi, cho vào miệng nhai và ngậm khoảng 30 phút là những cơn đau sẽ nhanh chóng dịu bớt. Áp dụng đều đặn 2 lần vào sáng- tối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy trong vòng 3- 5 ngày sẽ mang lại hiệu quả như ý muốn.
-
Trị mụn trứng cá, làm lành vết thương, vết rắn cắn
10g rễ chè vằng ngâm đem mài với dấm thanh, đắp lên da để trị mụn trứng cá. Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng mụn bằng nước muối pha loãng để mang lại hiệu quả cao nhất.
Kiêng kị
Những trường hợp sau không nên sử dụng cây chè vằng:
- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không sử dụng chè vằng, bởi khả năng tạo ra những cơn co bóp tử cung của chè vằng sẽ khiến mẹ bị sảy thai, sinh non.
- Phụ nữ sau sinh lạm dụng chè vằng, uống quá nhiều hoặc quá đặc so với tiêu chuẩn sẽ có nguy cơ mất sữa.
- Người bị huyết áp thấp nếu dùng chè vằng có thể bị ngất xỉu do tụt huyết áp.
- Trẻ dưới 2 tuổi nếu dùng chè vằng có thể gặp phải những tác dụng ngược lại của chè vằng do các cơ quan chưa phát triển toàn diện.
Cây chè vằng được xem là vị thuốc quý cho tác dụng trị nhiều loại bệnh khác nhau, bạn đọc nào quan tâm có thể tham khảo thông tin phía trên để biết thêm chi tiết.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: