Dạ dày là gì ?
Mô tả về dạ dày đối với cơ thể người
Dạ dày (hay còn được gọi là bao từ), đây là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Chức năng chính của dạ dày đối với động vật và con người chính là:
- Nghiền thức ăn và thẩm dịch vị
- Sử dụng Enzyme tiêu hóa để phân hủy thức ăn
Để có thể thực hiện chức năng thứ nhất (nghiền thức ăn) thì dạ dày được cấu tạo từ cơ trơn.
Các bó cơ được sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau nhằm tăng hiệu quả co bóp.
Với chức năng thứ hai, dạ dày của ta được bao phủ bởi các lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH. Điều này giúp phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa
Cấu tạo của dạ dày
Trong cơ thể chúng ta dạ dày được chia thành những phần như sau:
- Tâm vị: Lỗ tâm vị chỉ có một lớp niêm mạc dạ dày ngăn cách với phần thực quản của cơ thể.
- Thân vị: Thân vị là nơi chứa các tuyến tiết ra HCL và chất Pepsinogene.
- Đáy vị: Phần đáy vị này bình thường được dùng để chứa không khí.
- Môn vị: Lỗ môn vị có một cơ thắt được gọi là cơ thắt môn vị.
Dạ dày gồm có 5 lớp bao gồm: Thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ, tấm dưới niêm mạc, lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. Mỗi lớp sẽ giữ một nhiệm vụ riêng, các lớp luôn có sự kết hợp nhịp nhàng với nhau cũng thực hiện các chức năng của dạ dày.
Đau dạ dày là gì?
Trước khi tìm hiểu về các loại cây thuốc Nam chữa bệnh dạ dày, bạn nên biết rõ hơn về căn bệnh này.
Bệnh đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng. Và đặc biệt khó chịu nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói.
Triệu chứng đau dạ dày điển hình bạn nên biết
Tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở nước ta hiện nay chiếm hơn 7% dân số. Tùy vào tình trạng mà triệu chứng ở mỗi người là khác nhau, phổ biến nhất là:
Đầy bụng, ậm ạch khó tiêu
Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày. Người bệnh sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng kể cả sau khi ăn đã lâu.
Cây thuốc dòi (hay thường được gọi là bọ mắm) là một loại thuốc quý trong Đông y. Vậy cây thuốc dòi tím có tác dụng gì bạn biết chưa? Hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi qua bài viết sau nhé.
Đau thượng vị
+ Đây được xem là dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh đau dạ dày. Đau thượng vị thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân bị bệnh dạ dày. Biểu hiện của nó là người bệnh cảm thấy đau ở vùng thượng vị hoặc có thể đau ở vùng dưới hoặc cách xa khu vực mũi ức.
+ Tùy từng người sẽ có cảm giác đau khác nhau như đau ẩm ỉ, tức bụng, nóng rát rất khó chịu…không phải cảm giác đau quàn quại và chỉ xuất hiện cơn đau khi ăn quá no hoặc lúc quá đói.
Giảm cân đột ngột
Dạ dày bị tổn thương sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém đi, người bệnh giảm cân đột ngột.
Nôn và buồn nôn, ợ chua, ợ hơi
Khi có dấu hiệu này thì khả năng bạn bị đau dạ dày là rất lớn. Điều này là do do sự vận động không ngừng của dạ dày bị rối loạn. Nó khiến thức ăn khó tiêu dẫn đến len men và sinh ra ợ hơi. Người bệnh có thể ợ chua, ợ hơi nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi, ức hoặc sau xương ức. Giống trường hợp đau thượng vị ở trên
Đi tiêu phân đen, nôn ra máu
Hiện tượng xảy ra khi máu thoát khỏi thành mạch của dạ dày chảy vào ống tiêu hóa. Triệu chứng này rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong sau ít phút.
Khi thấy những triệu chứng đau dạ dày trên xuất hiện, người bệnh cần cẩn trọng với sức khỏe hệ tiêu hóa của mình. Tuyệt đối không nên chủ quan với những triệu chứng. Vì có thể chính sự lơ là về sức khỏe sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày cho người bệnh.
Nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng nguyên nhân của bệnh đau dạ dày rất đa dạng, có thể do 1 hoặc nhiều yếu tố khác cùng nhau gây nên. Cụ thể:
- Thói quen sinh hoạt: Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, ăn không đúng giờ, để bụng quá no hoặc quá đói… là những lý do mang bệnh đau dạ dày đến gần bạn hơn.
- Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người bị đau, viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP. Nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis)
- Nguyên nhân khác: Lạm dụng kháng sinh thuốc giảm đau gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày.
- Căng thẳng, stress: khiến dạ dày bị áp lực dẫn tới đau nhức
- Trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính, tổn thương trong dạ dày,… tạo nên các lớp viêm loét gây đau dạ dày.
Chữa bệnh dạ dày bằng bài thuốc dân gian
– Sử dụng 3-4 quả đu đủ tươi rửa sạch ép lấy nước uống ngày 3 lần. Dùng khoảng vài chục quả là có thể khỏi được bệnh đau dạ dày
– Sử dụng nửa lít mật ong đung bằng lửa nhỏ khuấy đều. Đến khi có bọt mật ong hơi có màu vàng sậm thì cho thêm 150g bột mỳ vào khuấy đều sau đó lại cho thêm 200g bột soda khấy cho đến khi tan bọt là được. Bắc nồi ra đựng hỗn hợp vào bình sứ hoặc thủy tinh. Sử dụng ngày 2-3 lần trước khi ăn 20p. Mỗi lần dùng 1 thìa sẽ giúp điều trị được bệnh viêm loét dạ dày mãn tính.
– Mỗi ngày sử dụng 1 quả tim lợn thái mỏng 3-4mm, ướp với bột tiêu trắng khoảng 20-30 hạt. Sau đó hấp chín và ăn vào mỗi buổi sáng lúc bụng đói. Sau 7 ngày sẽ có tác dụng chữa viêm dạ dày khá hiệu quả
– Sử dụng 3-4 quả táo đỏ rửa sạch, rang lên cho đến khi vỏ ngoài có màu đen. Sau đó pha vào nước đun sôi để uống ( có thể cho thêm 1 ít đường)
– Với người bị đau dạ dày nhẹ có thể thường xuyên sử dụng dấm ăn. Điều này sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn và chữa được bệnh đau dạ dày.
– Sử dụng nước ép khoai tây đã gọt vỏ đun sôi lấy nước uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ sau 2-3 tuần sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng khá tốt.
Sử dụng các loại thuốc Nam chữa dạ dày hiệu quả
1. Cây lược vàng – Một trong các loại thuốc Nam hay chữa bệnh dạ dày
Cây lược vàng hay còn gọi là cây Giỏ. rong cây chứa nhiều hợp chất sinh học như: steroid, flanovoid, và nhiều khoáng tố vi lượng rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt trong cây này có một hợp chất có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, hoạt huyết, làm lành vết thương – đó là hợp chất flanovoid . Vì vậy, cây lược vàng là cây thuốc nam dùng chữa bệnh dạ dày rất quen thuộc trong cuộc sống.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào công bố về tác dụng chữa đau dạ dày của cây lược vàng, tuy nhiên trong dân gian đây là phương thuốc đã được sử dụng từ lâu và đã có khá nhiều trường hợp bệnh nhân đau dạ dày được chữa khỏi.
2. Lá vú sữa – Các loại cây thuốc Nam chữa bệnh dạ dày dễ kiếm
Theo sách Từ Điển Cây Thuốc Việt của tác giả Võ Văn Chí có viết về lá vú sữa. Lá cây vú sữa có công dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng giảm đau, hoạt huyết…Vì vậy, trong dân gian lưu truyền cách chữa dạ dày bằng cách lấy một ít là vú sữa hoặc rễ của loại cây này đem sắc kỹ và uống thay nước hằng ngày.
Lưu ý khi sử dụng lá vú sữa:
- Trước khi tiến hành sử dụng lá vú sữa, nên tiến hành tái khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo an toàn hơn trong việc sử dụng các loại thuốc Nam chữa bệnh dạ dày, cụ thể là lá vú sữa.
- Có nhiều độ tuổi khác nhau để sử dụng phương pháp này với liều lượng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng.
3. Lá trầu không – Các loại thuốc Nam hay chữa bệnh dạ dày cực tốt
Lá trầu không với công dụng kháng khuẩn và tiệt trùng. Đây là một tác dụng mà ai cũng biết khi nhắc tới lá trầu không.Lá trầu không thường sử dụng trong việc điều trị về bệnh răng miệng, đau nhức xương khớp. Và đặc biệt lá trầu không được đánh giá là một trong các loại cây thuốc Nam chữa bệnh đau dạ dày cực hiệu quả.
4. Cây xăng sê – Các loại thuốc Nam hay chữa bệnh dạ dày
Theo kinh nghiệm dân gian, dịch từ cây xăng sê có công dụng diệt khuẩn HP chữa viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng hiệu quả bằng cách dùng lá khô hay lá tươi đều được để đun nước uống.
5. Lá mơ lông – Các loại thuốc Nam hay chữa bệnh dạ dày
Theo sách đông y có ghi chép: lá mơ có vị chua, tính bình. Có tác dụng giải độc, tiêu thực, trừ thấp, hoạt huyết, trừ phong…Được ứng dụng điều trị các bệnh: Đau bụng, kiết lỵ, cam tích, trúng độc… Cây lá mơ là một loại cây trồng phổ biến ở các tỉnh miền bắc nước ta. Vì vậy, việc dùng cây lá mơ để chữa bệnh dạ dày rất dễ dàng. Một số sách cũng có ghi chép cách sắc lá mơ chữa đau dạ dày khá cụ thể. Chuẩn bị 20 đến 30 lá mơ lông đem rửa sạch sau đó cho vào cối giã nát. Sau đó lọc sạch bã chỉ lấy nước cốt rồi đun uống ngày 1 lần. Cứ uống như vậy trong vòng 1 tháng liền sẽ cho kết quả điều trị cao.
6. Chè dây – Các loại thuốc Nam hay giúp chữa bệnh dạ dày
So với các thuốc nam hay kể trên, đây là một vị thuốc mới được phát hiện và sử dụng nhiều một vài năm gần đây. Loại cây này xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt là ở Cao Bằng.
Theo đó, chè dây có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Có tác dụng giúp liền vết loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày. Vì vậy, theo kinh nghiệm của người dân vùng cao Tây Bắc chè dây thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh: Viêm hang vị dạ dày, viêm dạ dày do khuẩn Hp, chứng đầy hơi, ăn uống khó tiêu…
7. Nghệ – Một trong các loại thuốc Nam hay chữa bệnh dạ dày cực rẻ lại an toàn
Trong nghệ có chứa khoảng 4% chất curcumin. Cùng với nhiều hoạt tính sinh học quý hiếm khác như: kháng khuẩn, giúp làm lành tổn thương cực hiệu quả. chống oxy và kháng viêm,
- Người bệnh hãy pha 2 muỗng bột nghệ cùng với 250ml nước ấm.
- Có thể pha kèm với sữa tươi hay sữa chua nhằm giúp dễ uống hơn.
- Bạn có thể dùng 3 lần trong ngày, sau ăn 15 phút để đạt hiệu quả cao nhất.
8. Lá tía tô – Các loại thuốc Nam hay chữa bệnh dạ dày
Lá tía tô chứa một lượng lớn tanin và glucosid giúp làm se vết loét, liền sẹo và giảm tiết axit trong dạ dày. Lá tía tô mọc tự nhiên, có rất nhiều xung quanh ta. Đây là một loại thực vật rất dễ sinh sôi và phát triển. Trong bữa ăn ta thường dùng lá tía tô với vai trò là gia vị cho món ăn, hay đơn giản là rau thơm. Trong Đông Y, cây tía tô có vị cay, tính ấm không nóng không độc nên được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông Y. Thường thường chính là bệnh tiểu đường hay là bệnh đau dạ dày.
- Lấy khoảng 30g lá vú sữa đã phơi khô, rửa sạch rồi đem sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn khoảng 200ml nước thì lấy dùng.
- Chia ra ngày sắc 2 lần uống trước khi ăn.
Trên đây là các loại thuốc Nam hay chữa bệnh dạ dày vô cùng hiệu quả được nhiều người sử dụng và đạt được kết quả bất ngờ. Mong rằng bạn có thể áp dụng một trong những bài thuốc trên để chữa bệnh. Chúc bạn thành công!
Gửi câu hỏi cần giải đáp: