Thế nhưng, đây chưa phải là công dụng nổi trội của táo mèo. Nó là một vị thuốc thực thụ mà trong thuocnam.mws.vn, người ta gọi nó là “sơn tra”. Và nó có thể điều trị hàng chục loại bệnh khác nhau, bao gồm cao huyết áp.
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn 9 bài thuốc từ táo mèo dùng trong điều trị cao huyết áp (tùy theo những biểu hiện của bệnh mà có các bài thuốc khác nhau). Nào, hãy cùng mình tìm hiểu luôn nhé!
9 bài thuốc từ táo mèo
1. Táo mèo và lá sen
Bài thuốc nam hay này kết hợp 15 g táo mèo (sơn tra) và 20 g lá sen tươi.
Cách dùng: thái nhỏ từng vị rồi hãm với nước sôi, đậy nắp, sau 20 phút thì chắt ra, uống như trà.
Công dụng: trà này giúp giãn các mạch máu, hoạt huyết, làm tan ứ đọng và thanh dẫn thông trệ.
Đối tượng dùng: bệnh nhân cao huyết áp có kèm các biểu hiện sau: chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu… (hoặc người béo phì hay bị hoa mắt).
2. Táo mèo với lá trà và hoa cúc
Bài thuốc này kết hợp 10 g táo mèo với 10 g hoa cúc (khô) và 10 g lá trà xanh (lá tươi).
Cách dùng: cho các thành phần vào ly hoặc bình thủy tinh, hãm với nước sôi, sau 15 phút thì có thể dùng. Nước này bạn uống như trà và chỉ uống trong ngày nhé!
Công dụng: trà này giúp tan đàm, thanh nhiệt cơ thể và điều hòa chức năng gan (bình can).
Đối tượng dùng: bệnh nhân mạch vành, cao huyết áp hoặc rối loạn mỡ máu.
3. Táo mèo cùng lá dâu, hoa cúc và hoa kim ngân
Bài thuốc này ta dùng 24 g táo mèo, 15 g kim ngân hoa, 12 g lá dâu tằm và 15 g cúc hoa (khô).
Cách dùng: cắt nhỏ các vị thuốc trên rồi hãm với nước sôi trong 15 phút, uống như trà và chỉ uống trong ngày.
Công dụng: trà này giúp mát gan và hóa ứ tích.
Đối tượng dùng: bệnh nhân cao huyết áp thuộc dạng can nhiệt ứ trở. Dạng này thường có các biểu hiện đi kèm như: nhức đầu, dễ nóng giận, khó chịu, mất ngủ, choáng váng, hoa mắt, khô miệng khát nước, táo bón…
4. Dùng táo mèo với gạo trắng
9 bài thuốc từ táo mèo điều trị huyết áp cao rất hay mà đơn giản. Bài thuốc này ta dùng như một món ăn, với thành phần là 50 g táo mèo, 50 g gạo trắng và một ít đường phèn (vừa đủ dùng).
Cách dùng: với táo mèo (sơn tra), bạn gọt lấy phần thịt rồi xắt nhỏ ra (bỏ hạt), nấu với gạo cho thành cháo rồi cho thêm đường phèn vào, để ăn dần trong ngày.
Công dụng: món cháo này giúp hết máu ứ và tăng cường tiêu hóa (làm tiêu thực tích).
Đối tượng dùng: bệnh nhân mắc chứng rối loạn mỡ máu hoặc cao huyết áp.
5. Dùng táo mèo với hoa cúc trắng và thảo quyết minh
Bài thuốc này dùng 12 g táo mèo (sơn tra), 9 g hoa cúc trắng (khô) và 12 g hạt muồng (tức vị thuốc thảo quyết minh).
Cách dùng: lấy táo mèo khô, đem sao đen rồi cắt phần thịt nhỏ ra, sau đó cho vào bình thủy tinh, hãm với nước sôi cùng hai vị thuốc còn lại, đậy kín, sau 20 phút thì có thể uống (uống dần trong ngày, không để qua đêm).
Công dụng: trà này giúp nhuận tràng, trừ táo bón, giúp hạ huyết áp, bình can và tán nhiệt.
Đối tượng dùng: người bị bệnh cao huyết áp có kèm theo táo bón.
6. Táo mèo và đậu xanh
Bài thuốc này dùng với liều cao: 150 g táo mèo và 150 g đậu xanh.
Cách dùng: Với táo mèo, bạn bỏ hạt, thái mỏng phần thịt. Với đậu xanh, bạn rửa sạch, ngâm trong nước nửa tiếng rồi nấu cùng táo mèo, nấu thật kỹ cho ra chất thuốc, sau đó chắt lấy nước, cho thêm đường phèn và chia thành 2 lần uống trong ngày.
Công dụng: bài thuốc này giúp hoạt huyết, làm tan các ứ đọng, ngoài ra còn giúp thanh nhiệt cơ thể và hạ huyết áp.
Đối tượng dùng: bệnh nhân cao huyết áp thuộc thể nhiệt chứng.
7. Táo mèo, rau cần tây và pom
Bài thuốc này kết hợp 30 g thịt quả táo mèo, 30 g thịt quả pom (táo tây) và 3 cọng rau cần tây.
Cách dùng: tất cả cùng cắt nhỏ rồi cho vào tô, đổ thêm 300 ml nước rồi đem đi chưng (hấp), sau nửa tiếng thì lấy ra, thêm chút đường phèn rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.
Công dụng: nước uống này thơm ngon, có công dụng hạ huyết áp và hoạt huyết.
Đối tượng dùng: bệnh nhân bị rối loạn lipid máu hoặc cao huyết áp.
8. Táo mèo, cát căn, tầm gửi cây dâu, đan sâm và hoàng kỳ
Bài thuốc này dùng từ 9 – 15 g táo mèo, kết hợp với 15 – 30 g cát căn (rễ sắn dây), 20 – 40 g đan sâm, 15 – 30 g tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) và 30 – 60 g hoàng kỳ.
Cách dùng: lấy tất cả các thành phần trên, sắc cùng 1 lít nước trong 30 phút thì chắt ra, sau đó đổ thêm 1 lít nước, sắc lần 2 và trộn 2 lần nước sắc ấy lại, cô đặc còn 1 chén là được. Thuốc này chia ra 3 lần uống trong ngày.
Công dụng: giúp não khỏe mạnh, bổ khí hoạt huyết, tốt cho sức khỏe của tim, cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim do khí hư huyết ứ (khiến trong người mệt mỏi, khó thở, thường đổ mồ hôi, chán ăn, hoa mắt chóng mặt, đại tiện nhiều lần trong ngày, đau nhói vùng ngực và sườn…).
Đối tượng dùng: bệnh nhân đang bị cả cao huyết áp và chứng rối loạn tuần hoàn não.
9. Táo mèo, lá sen tươi, táo tàu, thịt lợn và thảo quyết minh
Bài thuốc này là một món ăn rất dễ dùng và thơm ngon, với thành phần từ: 30 g táo mèo, nửa lá sen tươi, 30 g thảo quyết minh, 4 trái táo tàu (táo đỏ hoặc táo đen), 250 g thịt lợn và các gia vị thường dùng.
Cách dùng: Với táo mèo, bạn bỏ hạt, xắt thành các miếng nhỏ. Với táo tàu, bạn móc bỏ hạt. Với thịt lợn, bạn xắt nhỏ thành từng miếng. Với lá sen, bạn xắt nhỏ ra và với thảo quyết minh thì bạn chỉ cần rửa cho sạch bụi cát là được. Sau đó, bạn cho tất cả vào nồi, thêm nước, hầm cho chín nhừ và nêm nếm sao cho vừa ăn. Món này bạn cũng chia thành hai hoặc ba phần để ăn trong ngày.
Công dụng: món này giúp mát gan, hạ huyết áp và giúp giãn các mạch máu.
Đối tượng dùng: bệnh nhân cao huyết áp thuộc dạng can dương thượng xung (dạng này thường có các biểu hiện như: mặt đỏ, nhức đầu, hoa mắt, choáng váng, mắt đỏ, tâm lý nóng nảy, bực bội, táo bón, hay cảm thấy đầy tức trong lồng ngực và sườn…).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: