Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ tại nhà

Trĩ hay lòi dom là căn bệnh xuất hiện do sự rối loạn các đám rối tĩnh mạch trĩ ở quanh hậu môn. Ở giai đoạn đầu, hầu như bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu tinh ý, người bệnh có thể nhận biết qua các triệu chứng như đại tiện khó khăn, ngứa rát quanh hậu môn, táo bón, đi ngoài ra máu, sa búi trĩ…Với các triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay sau đây:

1. Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Theo lý giả của YHCT, diếp cá tính hàn, vị hơi cay, tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, tiêu viêm… Đối với nghiên cứu hiện đại, diếp cá có chứa một lượng lớn quercetin, isoquercetin giúp làm mềm mao mạch. Đồng thời, loại rau này còn giúp ngăn chặn táo bón. Thành phần decanonyl acetaldehyde của diếp cá cũng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng, giúp làm thu nhỏ các búi trĩ.

Cách thực hiện:

Cách 1: Đắp bã diếp cá

  • Chuẩn bị: 400 – 500g lá diếp cá rửa sạch, ngâm với nước muối
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn lá diếp cá với một ít muối, chắt giữ phần bã, bỏ nước
  • Dùng bã này đắp trực tiếp lên hậu môn, cố định trong 20 – 30 phút thì rửa sạch lại với nước.

Cách 2: Xông hậu môn 

  • Chuẩn bị: 150 – 200g lá diếp cá, rửa sạch, ngâm qua nước muối
  • Đun với 1 – 2 lít nước thấy lá ngả sang màu vàng thì tắt bếp
  • Đổ nước ra chậu, đặt ở vị trí an toàn và ngồi tư thế chồm hổm để xông
  • Sau khi nước nguội thì dùng nước này để rửa hậu môn.

Cách 3: Dùng nước rau diếp cá khô

  • Chuẩn bị: 300 – 450g diếp cá tươi, rửa sạch, để ráo nước, phơi khô
  • Mỗi ngày lấy 6 – 12g diếp cá khô rửa với nước rồi đun sôi trong 500ml nước
  • Dùng nước rau diếp cá khô thay cho nước lọc mỗi ngày.

2. Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng

lược vàng vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cầm máu, thường được sử dụng làm lành vết thương do bệnh trĩ gây ra. Theo nghiên cứu hiện đại, lược vàng cũng chứa hai loại hoạt chất là quercetin, làm bền thành mạch, ngăn nguy cơ nhiễm trùng và kaempferol, kháng khuẩn, diệt khuẩn, tiêu viêm, đào thải độc tố,… Ngoài ra, lá cây này còn rất giàu vitamin C, các khoáng chất vi lượng, steroid…

Cách thực hiện:

Cách 1: Đắp lá cây lược vàng

  • Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây lược vàng, rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để ráo nước
  • Lá cây lược vàng cắt khúc ngắn, giã nát
  • Sau khi vệ sinh sạch sẽ hậu môn thì đắp lá lên, dùng băng gạc cố định, rửa sạch vào sáng hôm sau
  • Kiên trì thực hiện 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng cải thiện.

Cách 2: Ngâm nước sắc lá cây lược vàng

  • Chuẩn bị 5 – 8 lá lược vàng rửa sạch, ngâm với nước muối
  • Vò nát lát rồi cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước
  • Sau khi nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, thêm vào một ít muối
  • Đợi nước còn đủ ấm thì xông và vệ sinh hậu môn.

Cách 3: Dùng nước ép lược vàng

  • Chuẩn bị 2 lá lược vàng, rửa sạch, thái khúc nhỏ, ép lấy nước
  • Pha loãng nước ép được với một ít nước ấm, thêm muối để uống
  • Sử dụng 2 – 3 lần/tuần nên kết hợp với cách 1 hoặc 2 để tăng hiệu quả.

Lưu ý: Không dùng cho người có cơ địa dị ứng, bệnh nhân huyết áp thấp, người có hệ miễn dịch suy yếu nhất là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

3. Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không có khả năng kháng viêm, tiêu viêm, sát khuẩn nên có tác dụng tốt trong điều trị trĩ
Lá trầu không có khả năng kháng viêm, tiêu viêm, sát khuẩn nên có tác dụng tốt trong điều trị trĩ

Theo y học cổ truyền, lá trầu không vị cay nồng, tính ấm, mùi hơi hắc. Tác dụng chính là tiêu viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn, kháng nấm nên thường được dùng để hỗ trợ phục hồi các tổn thương như nhiễm trùng, viêm loét. Không chỉ vậy, loại lá này còn có khả năng cầm máu và se búi trĩ rất tốt.

Theo nghiên cứu hiện đại, trong tinh dầu lá trầu không có chứa hoạt chất có tên gọi là betel – phenol. Tác dụng của chất này là làm mềm thành mạch, khi sử dụng thường xuyên sẽ giúp các búi trĩ có thể tự thụt vào.

Cách thực hiện bài thuốc:

Cách 1: Dùng nước lá trầu không

  • Chuẩn bị 10 – 15 lá trầu không, rửa sạch
  • Đun sôi với nước, thêm ít muối, để sôi 5 phút
  • Dùng nước này xông hậu môn, đợi nước nguội thì lấy ngâm rửa

Cách 2: Dùng trầu không, bồ kết, hạt gấc, quả cau

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không, 1 ít bồ kết, hạt gấc, 1 quả cau rửa sạch, để ráo
  • Nghiền nát các nguyên liệu trên, cau cắt miếng cho vào nồi đun sôi với nước
  • Nước sôi thì đổ ra chậu, xông hậu môn ngày 2 lần.

4. Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng

Lá bỏng vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc là loại cây mọc hoang sinh sản bằng thân lá, rất dễ sống, dễ trồng và có thể sinh trưởng ở nhiều nơi chỉ cần đủ độ ấm, ánh sáng. Tác dụng chính là tiêu độc, tiêu viêm, tiêu thũng, hoạt huyết, giảm sưng. Thường được sử dụng để chữa các bệnh như lở loét trên da, viêm ruột, viêm dạ dày tá tràng và cả bệnh trĩ.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng kết hợp với rau sam

  • Chuẩn bị g lá bỏng, 6g rau sam rửa sạch, để ráo
  • Cho vào nồi, sắc với nước uống hàng ngày
  • Có thể nhai nuốt trực tiếp 2 loại rau này nhưng cần rửa sạch

Cách 2: Đắp lá bỏng

  • Chuẩn bị một ít lá bỏng, rửa sạch, để ráo nước
  • Cho lá vào cối giã nát, đắp trực tiếp lên hậu môn.

Cách 3: Trị đại tiện ra máu

  • Nguyên liệu: 30g lá bỏng, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc (sao cháy), 10g cỏ nhọ nồi
  • Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước, cho vào nồi sắc với nước để uống
  • Mỗi ngày dùng 1 thang sẽ thấy các triệu chứng cải thiện.

5. Cách chữa trĩ bằng cây thiên lý

Thiên lý là loại cây mọc leo quen thuộc với đời sống người Việt. Lá và hoa của loài cây này không chỉ được chế biến thành các món ăn ngon miệng mà còn được dùng để làm thuốc chữa sa dạ con và bệnh trĩ. Theo y học cổ truyền, hoa thiên lý tính bình, vị ngọt. Tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, mát gan, ngoài ra còn có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương rất tốt.

Cách thực hiện bài thuốc:

Cách 1: Đắp lá cây thiên lý

  • Chuẩn bị 1 nắm lá thiên lý, rửa sạch, để ráo nước
  • Cho vào máy, thêm nước, thêm 1 ít muối rồi xay nhuyễn, lọc riêng phần nước và phần bã
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, dùng bông gòn thấm nước cốt lá thiên lý lên búi trĩ để trong 10 phút
  • Rửa sạch lại với nước ấm, kiên trì thực hiện 1  – 2 lần mỗi ngày.

Cách 2: Sử dụng món ăn từ hoa thiên lý

Canh giò sống hoa thiên lý:

  • Hoa thiên lý và giò heo rửa sạch, để ráo
  • Giò hầm rục với nước, thấy chín thì cho hoa thiên lý vào
  • Chờ nước sôi lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn.

Canh cua hoa thiên lý:

  • Hoa thiên lý rửa sạch, để ráo nước
  • Nấu sôi cua, cho hoa thiên lý vào
  • Chờ sôi lại thì tắt bếp, nêm nếm gia vị vừa ăn.

6. Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía

Thầu dầu tía có độc, cần cẩn trọng khi dùng để chữa trĩ
Thầu dầu tía có độc, cần cẩn trọng khi dùng để chữa trĩ

Thầu dầu tía hay đu đủ tía là cây thuốc nam được dân gian sử dụng để chữa trĩ ngoại. Bộ phận thường được dùng là hạt, còn gọi là tỳ ma tử. Hạt thầu dầu vị ngọt, tính bình nhưng có độc. Lá thầu dầu tía cũng có tác dụng chữa trĩ nhờ các hoạt chất có khả năng chống ngứa, tiêu thũng.

Cách thực hiện:

Cách 1: Đắp lá thầu dầu

  • Chuẩn bị 1 nắm lá và lá ở hoa của cây thầu dầu, rửa sạch
  • Giã nát, sao trên bếp cho nóng, bọc lại bằng vải mềm rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Cách 2: Dùng bột hạt thầu dầu

  • Lấy một ít hạt thầu dầu phơi thật khô, giã nát, tán thành bột mịn
  • Mỗi ngày lấy một ít bột này sắc với nước uống
  • Dùng liên tục 3 – 5 ngày thì ngưng vài ngày rồi bắt đầu liệu trình mới
  • Đặc biệt, tuyệt đối không dùng quá một hạt mỗi ngày để tránh ngộ độc

Cách 3: Dùng lá thầu dầu với lá vông nem

  • Nguyên liệu: 3 – 4 lá thầu dầu tía, 3 lá vông nem rửa sạch
  • Giã nát, cho vào miếng vải mỏng, ngồi lên gói thuốc trong 15 phút
  • Kiên trì trong 1 tháng để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Chỉ có thầu dầu tía mới có tác dụng chữa trĩ. Không dùng quá 1 hạt thầu dầu mỗi ngày để tránh nôn mửa. Tuyệt đối không dùng cho trẻ em, không uống nước lá để tránh ngộ độc. Nếu dùng một lượng lớn hạt thầu dầu có thể gây tử vong.

7. Dùng quả sung chữa bệnh trĩ theo dân gian

Quả sung vị ngọt, tính bình, tác dụng chính là giải độc, tiêu thũng, làm sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa giúp cải thiện các vấn đề về đường ruột nhất là chữa táo bón. Không chỉ vậy, quả sung còn giúp cải thiện tình trạng sa búi trĩ, sa trực tràng, làm búi trĩ co lại.

Cách thực hiện bài thuốc: 

Cách 1: Dùng nước sung xông rửa hậu môn

  • Nguyên liệu: 200g lá sung tươi, 15 quả sung tươi 200g lá lốt, 200g lá cúc tần, 1 củ nghệ, 1 ít muối
  • Rửa sạch nguyên liệu, đun sôi với 2 lít nước, nước sôi thì đổ ra chậu để xông búi trĩ
  • Thấy nước còn hơi ấm, không có hơi bốc lên thì lấy rửa hậu môn.

Cách 2: Chữa trĩ với quả sung 

  • Nguyên liệu: 20 quả sung tươi
  • Sung rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, rửa lại với nước
  • Khi bụng đói thì lấy những quả sung này để ăn sống

Cách 3: Nấu nước quả sung uống

  • Chuẩn bị một ít quả sung, rửa sạch, xay nhuyễn
  • Đun sôi với 750 – 1000ml nước trong 10 phút
  • Bỏ bã, giữ phần nước cốt, chia làm 2 lần uống trong ngày.

8. Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Tỏi có tác dụng kháng viêm, tiêu viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc hậu môn. Lý do là tỏi có chứa một lượng lớn allicin, đây được xem là hoạt chất kháng viêm tự nhiên có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, sử dụng tỏi còn giúp nâng cao sức đề kháng để cơ thể có thể chống chọi tốt với bệnh tật.

Cách thực hiện:

 Cách 1: Dùng tỏi ngâm rượu

  • Chuẩn bị: 50g tỏi tươi, 20ml rượu trắng 40 độ, hũ thủy tinh có nắp đậy
  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, cho vào bình ngâm với rượu trong 2 tuần.
  • Chia làm 2 phần để sử dụng: 1 phần thấm dung dịch rượu tỏi bôi lên búi trĩ, mỗi ngày 2 – 3 lần; 1 phần dùng để uống, mỗi ngày uống 2 –  3 lần, mỗi lần 5 – 10ml.

Cách 2: Dùng tỏi nướng

  • Lấy 1 củ tỏi, nướng trực tiếp trên lửa than, khi chín thì bóc vỏ, lấy nhân, đập dập
  • Cho tỏi vào miếng vải, đắp lên vùng hậu môn, thực hiện 1 lần/ngày kiên trì để thấy hiệu quả.

Cách 3: Dùng tỏi, tiêu đen, bạch chỉ

  • Chuẩn bị: 3 tép tỏi, 1 muỗng nhỏ hạt tiêu đen, 44g bạch chỉ
  • Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị sao vàng, cho vào miếng vải sạch
  • Thấy đủ ấm thì đắp hỗn hợp này lên búi trĩ
  • Thực hiện 2 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Không nên chườm quá nóng để tránh gây bỏng da.

9. Mẹo dân gian chữa bệnh trĩ bằng lá vông

Lá vông nem cũng thường được sử dụng để trị trĩ
Lá vông nem cũng thường được sử dụng để trị trĩ

Lá vông cũng là một loại cây quen thuộc đối với người Việt. Cây thường mọc nhiều ở miền quê, bộ phận thường được dùng để chữa trĩ là lá cây vông.

Theo Đông y, lá vông vị hơi đắng chát, tính bình, có chứa saponin, alkaloid nên có khả năng giảm đau, hỗ trợ việc co lại của các búi trĩ. Tác dụng chính là hạ nhiệt, trừ phong thấp, an thần, ức chế hệ thần kinh, sát trùng… Do đó, thường được dùng để chữa trĩ, lòi dom, đại tiện ra máu, mất ngủ, đau nhức xương khớp…

Cách thực hiện bài thuốc:

 Cách 1: Đắp lá vông

  • Chuẩn bị 2 – 3 lá vông, rửa sạch, để ráo
  • Vệ sinh sạch hậu môn, lấy lá vông hơ trên lửa rồi đắp vào vùng bị trĩ
  • Thực hiện 1 lần/ngày trước khi đi ngủ.

Cách 2: Dùng lá vông với giấm thanh

  • Chuẩn bị 8 – 10 lá vông, 35ml giấm thanh
  • Lá vông rửa sạch, để ráo, đun với nước, để nguội rồi vớt ra; giấm đun sôi
  • Tiếp đó giã hoặc xay nhuyễn, trộn với giấm
  • Đắp hỗn hợp này lên búi trĩ để yên trong 2 – 3 tiếng
  • Thực hiện 2 lần/ngày.

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ theo dân gian

Khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Các phương pháp này chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát vì chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng với người trĩ độ 1, độ 2
  • Tùy vào cơ địa, cách sử dụng, liều lượng dùng của mỗi người mà hiệu quả điều trị ở từng người là không giống nhau.
  • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, các loại trái cây, các loại rau xanh để cải thiện tình trạng táo bón.
  • Hạn chế ngồi lâu một vị trí, tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, căm chỉ luyện tập thể dụng thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Bên cạnh những mẹo thuốc dân gian trên, một trong những phương pháp được các y bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất để điều trị bệnh trĩ là sử dụng thuốc Nam hay

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: