1. Dây Thìa Canh
Công dụng:
Danh sách đầu tiên kể đến là Dây Thìa Canh, là loại thảo dược có niên đại cổ xưa quý hiếm nhất được người dân Ấn Độ xem trọng để trị bệnh tiểu đường với ý nghĩa vui tai là “nước tiểu có kiến nhảy dây”, tiếng Ấn gọi cây này là Gumar – có nghĩa là “tiêu huỷ đường”. Cho đến nay, Dây Thìa Canh dần được biết đến phổ biến hơn tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Singapore, Australia, Trung Quốc… với công dụng hạ đường trong máu.
Với cơ chế sử dụng hoạt chất Acid Gymnemic, hệ bài tiết ở hooc môn bắt đầu được chuyển hoá , kìm hãm sự hấp thu đường ở ruột và gan, làm gia tăng khả năng sử dụng Glucose ở mô, nhờ đó mà cơ thể giảm được lượng đường vào máu, lượng đường huyết dần được kiểm soát trở về mức an toàn chứ không làm tụt đường huyết, đào thải 1 lượng Cholesterol ra ngoài nhằm giảm bớt nguy cơ tăng cân ở bệnh nhân.
Cách sử dụng:
Hãm nước uống hàng ngày: Lấy 50-70g dây thìa canh khô nấu với 1 lít nước, đun sôi trên bếp 30-40p là dùng được. Uống sau ăn 30p. Bảo quản ở bình giữ nhiệt để uống trong ngày.
Sắc nước uống: Lấy 50-70g dây thìa canh khô nấu cùng 1.5 lít nước, đun đến khi sôi, đun 15p là dùng được. Uống thay nước trong ngày, có thể bảo quản uống lạnh như nước mát. Uống sau ăn 30p.
2. Khổ Qua Rừng
Công dụng:
Khi nhắc đến Khổ Qua Rừng, ắt hẳn chúng ta đã không còn xa lạ, đây không chỉ là nguồn thực phẩm quý trong các bữa ăn gia đình, ngoài ra còn là 1 vị thuốc Nam đã có từ lâu đời mang đến nhiều công dụng chữa bệnh điển hình như Tiểu Đường.
Như chúng ta đã biết, khi đã mắc căn bệnh này, các bộ máy làm việc trong cơ thể dần trở nên suy yếu, đặc biệt là hệ miễn dịch dần bị phá vỡ, tuy nhiên với lượng Protein và Vitamin C cao, Khổ Qua Rừng giúp hỗ trợ nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ tiêu diệt tế bào tiểu đường. Thêm vào đó, khi sử dụng nhiều Khổ Qua Rừng sẽ gia tăng thêm cơ hội phục hồi thể trạng bởi khả năng kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, tiêu viêm, giảm nhiệt do độc tố ở gan gây nên và giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân hiệu quả.
Cách sử dụng:
Ăn sống: Khổ qua rừng trái khá nhỏ và đắng hơn khổ qua bình thường, nhưng khi ăn rất mát, rất giòn ngon. Bạn có thể rửa sạch, bỏ hạt và thái lát mỏng khổ qua rồi ăn sống như một loại rau xanh.
Chế biến: Khổ qua rừng cũng như mướp đắng thông thường, bạn có thể chế biến bất cứ món nào với nó mà không phải quan tâm về độ ngon. Nếu ai ăn được khổ qua, hẳn sẽ không ngại từ chối canh mướp đắng nhồi thịt, khổ qua xào trứng hay khổ qua luộc chấm mắm… Còn một cách nữa cũng hấp dẫn không kém, đó là ép hoặc xay khổ qua thành sinh tố và thưởng thức.
Uống trà khổ qua rừng chữa bệnh tiểu đường: Thay vì uống nước trà xanh hay trà hoa cúc, trà gừng, bạn có thể uống trà khổ qua rừng (cả dây, lá, quả sấy khô). Cách này vừa đơn giản vừa thuận tiện, không mất thời gian chế biến, người bận rộn nên áp dụng
3. Nở Ngày Đất
Công dụng:
Thời gian gần đây, nhiều người dân đã không còn xa lạ với cây Nở Ngày Đất khi được bày bán tại rất nhiều nơi trên TPHCM với lời rêu rao hấp dẫn có thể chữa được bệnh gút và tiểu đường.
Cách sử dụng:
- Nở ngày đất khô: 100g.
- Dây thìa canh: 50gram
- Sắc với 1.5 lít nước, sắc còn 700ml nước, chắt nước uống hàng ngày
4. Cây Húng Quế
Công dụng:
Bạn có biết, cây Húng Quế không chỉ là loại rau bổ dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, mà đối với Đông Y, đây là còn là 1 cây thuốc quý giá dùng để điều trị bệnh Tiểu Đường hiệu quả tại nhà không?
Húng Quế còn có tên gọi khác là Húng Chó, Húng Giổi, É Quế. Toàn thân chứa hàm lượng tinh dầu Eugenol cao, nhất là ở phần hoa của cây, làm tăng kích thích vị giác, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau, đặc biệt có lợi khi người bệnh Tiểu Đường dùng nhiều bởi lượng tinh dầu còn hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết, chữa khỏi chứng đau nhức xương cho bệnh nhân.
Cách sử dụng:
Cách dùng rất đơn giản, áp dụng như sau:
Cách 1: Bạn có thể kết hợp dùng ăn sống như một món rau trong bữa ăn; hay ăn kèm với các món ăn khác nhau. Đây là cách phòng và chữa bệnh tiểu đường tự nhiên mà bạn có thể lựa chọn áp dụng cho chính mình hay người thân trước căn bệnh nan y này.
Cách 2: Lấy lá húng quế, rửa sạch, vò nát, đem luộc chín rồi để qua đêm, ăn vào sáng sớm hôm sau trước khi ăn sáng. Cách này sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường type 2 hạ đường huyết hiệu quả.
Tuy nhiên, khi áp dụng bài thuốc điều trị bệnh từ cây húng quế, bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y. Sử dụng với liều lượng phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất, tránh những tác dụng phụ (có thể có) do sử dụng rau húng quế quá liều.
5. Mạch Môn
Công dụng:
Trong 1 số tài liệu cổ ghi chép, đây là giống cây phân bố nhiều ở Đông Nam Á, người ta có thể sử dụng cây Mạch Môn để làm cây cảnh, hoặc làm thuốc để trị bệnh tiểu đường. Tính vị ngọt dễ dùng xen 1 ít vị đắng, tính hàn, có khả năng phục hồi chức năng tuyến tụy, làm giảm cholesterol trong máu, tạo ra chất kháng viêm, làm hạ đường huyết, thúc đẩy việc bơm máu tốt hơn, ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường hiệu quả.
Cách sử dụng:
Để sử dụng Mạch Môn chữa tiểu đường, cần kết hợp với một số vị thuốc khác:
Bài thuốc gồm: Cam cúc hoa 20g, kỷ tử 250g, mạch môn 50g, rượu nếp 3.000ml. Cho tất cả các vị thuốc vào ngâm với rượu nếp trong bình kín, mỗi ngày lắc nhẹ bình 1 lần, sau 10 ngày thì có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml.
6. Bồ công anh
Công dụng:
Bồ công anh là loại thảo dược giàu các chất sắt, canxi hay các chống oxy hóa. Tuy được nổi tiếng bởi công dụng kháng viêm, tiêu độc, giúp tiêu hóa tốt nhưng rất ít người biết rằng thường xuyên sử dụng trà bồ công anh sẽ giảm nồng độ glucose trong máu xuống mức trung bình, đồng thời khi uống trà bồ công anh sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được tình trạng bệnh.
Cách sử dụng:
- Liều dùng hàng ngày khoảng 20-40 g lá tươi hoặc 10-15 g lá khô (hay cành và lá khô).
- Ta có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như ( Lá khôi, chè dây, khổ sâm ).
- Thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống.
- Nếu dùng giã nát đắp ngoài thì không kể liều lượng.
7. Trà lá sen
Công dụng:
Mọi người đều biết lá sen mang đến cho chúng ta nhiều công dụng có ích cho sức khỏe lẫn sắc đẹp. Là loại trà dành cho người thừa cân, béo phì, huyết áp, tim mạch và cũng không ngoại lệ cho bệnh nhân tiểu đường. Mỗi ngày, sử dụng trà lá sen thay nước uống hàng ngày giúp tinh thần thoải mái, ăn ngủ ngon giấc, phòng chống lão hóa và đặc biệt giúp lượng đường trong máu được ổn định, chống tăng đường huyết cũng như hạn chế gây rối loạn lipit máu.
Cách sử dụng:
Lá dùng pha nước để uống: Lá sen 20g, sắn dây thái miếng 10g, là trà khô 2g. Tất cả đem cho vào ấm trà rồi đổ nước sôi vào. Đợi khoảng 30 phút thì rót ra chén để uống. Mỗi ngày nên pha 2 ấm để uống.
Cháo lá sen: Dùng nửa bát gạo nấu thành cháo loãng. Sau đó cắt nhỏ lá sen cho vào cháo, không nêm gia vị. Ăn hết trong ngày.
8. Giảo cổ lam
Công dụng:
Giảo cổ lam được biết đến như một vị thuốc quý với nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh như: giảm cholesterol trong máu, chống viêm, giảm béo, thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và đặc biệt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Ngoài các hoạt chất quý hiếm như: tanin, flavonoid, polysaccharide,… thì giảo cổ lam còn chứa hàm lượng lớn phanoside, hoạt chất này có tác dụng giúp cơ thể nhạy cảm với nồng độ glucose trong cơ thể và kiểm soát được lượng đường trong máu.
Cách sử dụng:
Mỗi ngày bệnh nhân chỉ cần sử dụng từ 40-50g giảo cổ lam nấu với 1 lít nước để thay nước uống hàng ngày. Hoặc cũng có thể sử dụng giảo cổ lam dạng trà túi lọc để thay thế nếu điều kiện không cho phép chúng ta sử dụng thảo dược nguyên chất.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: