Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

6 cây thuốc nam chữa sưng đau khớp gối, cứng khớp ngón tay một cách hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

1. Cây Dây Đau Xương

Dây đau xương (còn được gọi là Thân Cân Đằng, Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng) là một vị thuốc chữa bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là ở miền núi các tỉnh phía bắc, Tây Bắc. Cây dây đau xương thường được sử dụng lá và thân cây để chữa bệnh. Người ta thu hái thân cây đã già rồi thái nhỏ và đem phơi khô.

Tính vị và tác dụng:

Trong Đông Y, Dây Đau Xương có vị hơi đắng, tính mát. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống.

Hình ảnh cây dây đau xương điều trị bệnh xương khớp
Hình ảnh cây dây đau xương điều trị bệnh xương khớp

Những ai nên dùng dây đau xương?

– Người già bị đau nhức xương khớp

– Người bị đau vai gáy (Đặc biệt là người làm việc văn phòng )

– Người bị tràn dịch khớp gối

– Người bị Gút

– Bệnh nhân mắc bệnh phong tê thấp

– Người bị trấn thương, tụ máu

– Bệnh nhân bị sốt rét

Công dụng:

– Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt.

– Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như sốt rét, thấp khớp.

– Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, bị té ngã, bị đánh.

– Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và hỗ trợ điều trị rắn cắn.

Cách dùng, liều dùng:

– Mỗi ngày dùng 15-30g sắc nước uống trong ngày.

– Đối với bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp có thể dùng thêm: Kê huyết đằng và cây Thiên niên kiện. Liều lượng: Mỗi vị 15 g sắc uống trong ngày.

Các bài thuốc chữa đau đầu gối từ cây Dây Đau Xương

i thuốc 1: Đau đầu gối do ngã tổn thương hoặc đi chạy nhiều

Dùng lá Dây đau xương giã nát chế rượu (hoặc giấm hay nước tiểu trẻ em) vào. Vắt lấy nước cốt uống, bã thì chưng nóng bóp và đắp vào chỗ đau.

Bài thuốc 2: Chữa đau đầu gối do thận hư yếu

Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống.

Bài thuốc 3: Đau đầu gối do phong thấp, thoái hóa

Dùng Dây Đau Xương, Bưởi Bung, Đơn Gối Hạc, Cỏ Xước, Gấc (rễ), mỗi vị 20-30g sắc uống.

Ngoài việc dùng cây Dây Đau Xương, bạn nên có chế độ dinh dưỡng và tập các bài tập đơn giản để chữa đau đầu gối hiệu quả.

2. Cây Lá Lốt – món ăn quen thuộc của người Việt

Lá lốt là một loại cây quen thuộc thường được sử dụng để chế biến thành các món ăn hấp dẫn trong gia đình. Tuy nhiên rất ít người biết rằng, lá lốt còn là cây thuốc có công dụng chữa nhiều bệnh dân gian như đau nhức xương khớp, sưng đau đầu gối, đau bụng nhiễm lạnh, ra nhiều mồ hôi tay chân, phù thũng, tổ đỉa, mụn nhọt lâu ngày,…

Tính vị:

Lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm.

Lá Lốt - cây thuốc nam quen thuộc của người Việt
Lá Lốt – cây thuốc nam quen thuộc của người Việt

Công dụng:

– Ôn trung (làm ấm bụng);

– Tán hàn (trừ lạnh);

– Hạ khí (đưa khí đi xuống);

– Chỉ thống (giảm đau);

– Yêu cước thống (đau lưng, đau chân),

– Tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài),

– Trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu…

Cách dùng:

– Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt.

– Lá lốt kết hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung… sắc lấy nước uống hoặc dùng để ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp rất hiệu quả.

Bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp từ Lá Lốt

Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Lấy 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp

Lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cẩu tích 20g, hy thiêm 20g, rễ si 16g, rễ quýt rừng 16g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt

Rễ Lá Lốt 15g, rễ Bưởi Bung 15g, rễ cây Vòi Voi 15g, rễ Cỏ Xước 15g. Sao vàng sắc uống 3 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể dùng Lá Lốt tươi, Ngải Cứu tươi, liều lượng bằng nhau. Giã nát, thêm ít dấm, đảo trên chảo nóng. Đắp hoặc chườm lên chỗ bị sưng đau.

3. Cây Huyết Đằng

Huyết đằng còn được gọi: Thuyết đằng, Hoạt huyết đằng, Dây máu người, Đại huyết Đằng, Cửu tằng phong, Huyết Phong, Quá chương long… Đây là cây thuốc nam được ghi chép lại trong rất nhiều cuốn sách chữa bệnh đau nhứt cho xương ở lưng, tay chân và các cơ vận động khác cách đây hàng trăm năm.

Tính vị:

Theo Đông y, Huyết đằng có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, khu phong. Bên cạnh đó, Huyết đằng còn được dùng để điều trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp, đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.

Huyết Đằng dùng cho người bị viêm đa khớp dạng thấp rất tốt
Huyết Đằng dùng cho người bị viêm đa khớp dạng thấp rất tốt

Cách chế biến:

Người ta thường lấy thân cây, rễ cây để làm thuốc. Thân cây được thu hái về, chặt ra từng đoạn dài, để 3 – 5 ngày cho se bớt. Sau đó rửa sạch, thái miếng phơi khô.

Đối tượng sử dụng:

– Người gầy yếu, suy nhược cơ thể, thiếu máu, da xanh xao, kém ăn

– Người khí huyết hư hàn

– Người già bị phong tê thấp đau nhức xương khớp

– Phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh, tắc kinh

Công dụng:

Vị thuốc Huyết Đằng thường được dùng để chữa phong thấp, đau nhức, đau lưng, mỏi gối, chân tay tê bại, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.

Bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp từ cây Huyết Đằng

Chữa viêm khớp dạng thấp: Huyết đằng, hy thiêm, thổ phục linh, rễ vòi voi mỗi vị 16g; ngưu tất, sinh địa mỗi vị 12g; nam độc lực, rễ cà gai leo, rễ cây cúc ảo, huyết dụ mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tê thấp, nhứt mỏi gân xương: Huyết đằng, độc hoạt, dây đau xương, thiên niên kiện, phòng kỷ, rễ bưởi bung, chân chim, gai tầm xọng, cỏ xước, xấu hổ, quế chi, núc nác, mỗi vị 4-6g, sắc hoặc nấu cao thêm đường uống.

4. Cây Cỏ Xước

Cây Cỏ Xước (Nam Ngưu Tất ) không hề xa lạ ở các vùng nông thôn Việt Nam. Đây là loại cây mọc hoang nhưng đồng thời cũng là cây thuốc quý với nhiều tác dụng chữa bệnh.

Bộ phận dùng:

Trong Đông y, Cây Cỏ Xước có thể dùng toàn cây để làm thuốc nhưng chủ yếu là dùng rễ. Sau khi thu hái, rửa sạch, thái nhỏ có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Hình ảnh cây Cỏ Xước
Hình ảnh cây Cỏ Xước

Tính vị và tác dụng:

Theo y học cổ truyền Cỏ Xước có vị đắng, chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu viêm. Khi sao chín thuốc sẽ có tác dụng mạnh gân xương, bổ can thận.

Công dụng:

Cỏ Xước dùng để chữa phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, ứ huyết trong tử cung, hàn thấp, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái rắt, đái buốt, sốt rét. Để dùng làm thuốc, người ta nhổ toàn cây bao gồm cả rễ, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Bài thuốc trị phong thấp, viêm khớp, sưng đau khớp từ cây Cỏ Xước:

+ Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: 40 gam Cỏ Xước, 30 gam Hy Thiên, 20 gam Thổ Phục Linh, 20 gam Cỏ Mực, 12 gam Ngải Cứu, 12 gam Ké Đầu Ngựa.

Cách dùng: Sắc tất cả các vị thuốc trên với 2 lít nước. Đun đến khi còn 2 bát thì dừng. Lấy nước uống hết trong ngày.

+ Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: Rễ Cỏ Xước, Hy Thiên Thảo, Cỏ Mực mỗi loại 16 gam; Phục Linh 20 gam; Thương Nhĩ Tử và Ngải Cứu mỗi loại 12 gam.

Cách dùng:

Sao vàng các vị thuốc trên rồi cho vào ấm sắc 3 lần. Mỗi lần sắc đựng nước thuốc vào ấm khác rồi mới sắc tiếp. Sau đó, trộn nước thuốc đã sắc ở các lần vào với nhau và sắc lần cuối. Chia thuốc làm 3 lần uống hết trong ngày. Uống liên tục 10-15 ngày để thấy tác dụng.

5. Cây Đơn Châu Chấu

Ở các vùng núi Việt Nam, người ta thường lấy lá non, chồi non của cây Đơn Châu Chấu về luộc hoặc xào ăn. Ngoài ra tác dụng nấu ăn, cây Đơn Châu Chấu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Cây Đơn Châu Chấu: Có tên gọi khác là cây Cuồng, Đinh Lăng Gai, Độc Lực.

Bộ phận dùng:

Theo kinh nghiệm dân gian hầu hết các bộ phận của thảo dược Đơn Châu Chấu như rễ, cành, lá và vỏ rễ đều được dùng làm thuốc.

Đơn Châu Chấu chữa đau nhức xương khớp
Đơn Châu Chấu chữa đau nhức xương khớp

Tính vị và tác dụng:

Đơn Châu Chấu có vị cay, hơi đắng, tính ấm. Vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong, trừ thấp. Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc. Thân, nhất là lõi thân có tác dụng bổ. Lá có tác dụng tiêu độc.

Công dụng:

Cây thảo dược này thường dùng để chữa các bệnh như viêm khớp, phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày, viêm gan cấp, viêm họng, viêm bạch hầu, rắn cắn, sốt rét cơn.

Bài thuốc từ cây Đơn Châu Chấu:

+ Bài thuốc chữa viêm khớp: Lấy 10-30 gam rễ Đơn Châu Chấu sắc nước uống hàng ngày, có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như Xà Cừ và Mặt Quỷ.

+ Chữa bạch hầu, bí đái: Lấy 8-12 gam rễ Đơn Châu Chấu sắc uống nước.

+ Chữa rắn cắn với bài thuốc: Giã vỏ rễ Đơn Châu Chấu lấy nước uống, bã dùng để đắp.

+ Bài thuốc chữa sưng vú: Lấy rễ Đơn Châu Chấu giã với muối, trộn nước vo gạo đắp. Phối hợp với vỏ cây Sảng, lá Mua Đỏ, Bồ Công Anh và Kim Ngân.

+ Bài thuốc chữa ho lâu ngày: Lấy 20 gam rễ Đơn Châu Chấu, 20 gam vỏ cây Khế chua sắc nước uống.

6. Cây Xấu Hổ Đỏ

Cây Xấu Hổ Đỏ còn có tên khác là Cây Thẹn, Cây Mắc Cỡ, cây Trinh Nữ, Hàm Tu Thảo (tên thuốc trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn.

Bộ phận dùng:

Tất cả bộ phận của Xấu Hổ Đỏ gồm lá, thân và rễ đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Rễ được thu hái quanh năm sao khô dùng làm thuốc.

Xấu Hổ Đỏ - vị thuốc quen thuộc trong dân gian với nhiều công dụng đối với người bệnh xương khớp
Xấu Hổ Đỏ – vị thuốc quen thuộc trong dân gian với nhiều công dụng đối với người bệnh xương khớp

Tính vị và tác dụng:

Trong đó cành và lá cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc; có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể. Rễ xấu hổ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố, có tác dụng chỉ khái, hóa đàm, thông kinh, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích.

Công dụng:

Trong dân gian, Xấu Hổ Đỏ thường dùng để trị phong thấp tê bại, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm kết mạc cấp, viêm gan, viêm ruột non, sỏi niệu, huyết áp cao.

Bài thuốc từ cây Xấu Hổ Đỏ:

Bài thuốc trị nhức xương:

Nguyên liệu: 120 gam rễ Xấu Hổ Đỏ đã thái thành miếng, phơi khô; rượu 35-400C.

Cách làm: Tẩm rễ Đơn Châu Chấu với rượu rồi rang khô. Sau đó cho vào nồi sắc với 600 ml nước. Đun đến khi còn 200-300 ml thì dừng. Chia làm 2-3 lần uống trong ngày, dùng khoảng 4-5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc chữa đau lưng, đau nhức xương, chân tay tê bại:

Nguyên liệu: 30 gam rễ Xấu Hổ Đỏ (thái mỏng, tẩm rượu, sao khô).

Cách làm: Sắc rễ Xấu Hổ Đỏ với 400 ml nước để lấy 100 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc trị mất ngủ, dịu thần kinh:

Nguyên liệu: 6-12 gam lá Xấu Hổ Đỏ.

Cách làm: Sắc lá Xấu Hổ Đỏ lấy nước uống hàng ngày trước khi đi ngủ.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: