Theo thuocnam.mws.vn, mùa thu chủ sự táo thấp, nói lên sự khô, ráo, mất nước và thấp trệ, do đó khi ngủ dậy ta thấy họng khô hơn bình thường, nuốt thấy vương vướng gì đó, mũi khó chịu thấy khô như có nhiều rỉ mũi bám vào…
Họng là cửa ngõ của phổi hay hô hấp nói chung. Họng như “cái hang” hút gió, chúng ta cần giữ ấm, giữ ẩm sẽ đỡ sinh bệnh tật.
Một số bài thuốc nam hay dùng làm giảm triệu chứng ho, ngứa của bệnh viêm họng
1.Quả hồng bì
Quả hồng bì còn có tên gọi là do mai, hoàng bì, quất hồng bì và kim đạn tử. Loại quả này thường được sử dụng để điều trị chứng ho gió, sốt, cảm lạnh và giảm nôn mửa, chướng bụng, chậm tiêu hóa.
Đặc biệt quả hồng bì có tác dụng hỗ trợ giảm bệnh viêm họng do virus gây ra. Áp dụng bài thuốc trị viêm họng bằng quả hồng bì có thể làm giảm chứng ho có đờm, đau rát họng, nghẹn khi nuốt…
Cách làm: Quất hồng bì 7 quả bỏ hạt, đem trộn với 20 gam đường phèn. Hấp chín hoặc đồ cách thủy cho chín rồi ăn ít một, nuốt dần.
Ngày làm 3 lần có tác dụng nhuận hầu họng, hỗ trợ giảm kích ứng họng, khám viêm, trị họng đỏ đau.
2. Húng chanh
Theo đông y, húng chanh tính ấm, vị cay thơm, hơi chua, thơm mùi chanh, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, tiêu độc.
Húng chanh có chứa tinh dầu giàu hợp chất phenol, salixylat eugenol và sắc tố đỏ colein, kháng sinh mạnh.
Tính vị quy kinh: Húng chanh có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, tiêu độc. Thường dùng làm thuốc chữa bệnh đường hô hấp, ho, viêm họng, hen suyễn, trị ong, kiến, bọ cạp đốt.
Cách làm: Thông thường húng chanh 10 lá, mật ong 20 ml, giã nhuyễn vào nhau. Hấp cách thủy tầm 10 phút, đánh đều lấy nước đó uống. Tùy người lớn nhỏ mà dùng nhiều ít. Ngày dùng 3 lần, đây là bài dân gian nhiều người biết.
Cải thiện đau đầu và sốt do viêm họng: Lá bạc hà 5g, gừng tươi 3 lát, lá tía tô 8g với 15g lá húng chanh với 100ml nước. Sắc cạn còn lại 50ml chia thành 2 lần uống.
3. Bạc hà
Là cây thân thảo sống lâu năm, thường được dùng để chế biến thức uống và món ăn. Ngoài ra, loại thảo dược này còn được dùng để cải thiện các chứng bệnh ở đường hô hấp như viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản…
Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có tác dụng làm mát tại chỗ, tiêu viêm và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, lá bạc hà còn có tác dụng sát khuẩn mạnh, hỗ trợ giảm ngứa và triệu chứng khó chịu ở hầu họng.
Cách dùng: Lá bạc hà 5 lá, rửa sạch với 1 hạt muối trắng nhai nát rồi nuốt dần. Ngày 3 lần sẽ giúp giảm kích ứng và đau họng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng lá hẹ… tùy mỗi nơi bạn dùng loại nào cho tiện lợi và dễ kiếm phục vụ cho bản thân và người thân yêu của mình.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: