Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

10 cách sử dụng đúng cây ổi giúp điều trị bệnh đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột…hiệu quả nhất

Cao chè vằng nguyên chất

Mô tả

Ổi là một loại cây nhỡ có chiều cao khoảng từ 3 đến 5m, cành nhỏ thường vuông cạnh. Lá có hình bầu dục, mọc đối nhau với phần cuống ngắn. Mặt trên nhẵn hoặc hơi có lông còn mặt dưới có lông mịn. Phiến lá nguyên, khi soi lên sẽ thấy có túi tinh dầu trong.

Hoa ổi mọc đơn ở các kẽ lá, có màu trắng. Quả mọng ở đầu quả có sẹo của đài, hình dáng quả thay đổi tùy theo loài. Mỗi quả có chứa rất nhiều hạt, màu hơi hung, hình thân, không đều.

Hình ảnh cây ổi
Hình ảnh cây ổi

Phân bố, thu hái và bảo quản

Cây ổi được cho là có nguồn gốc ở Brazil, sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu ẩm. Riêng ở nước ta, loại cây này được trồng rất nhiều ở khắp các tỉnh thành, ngoài dùng làm thực phẩm còn được ứng dụng vào các bài thuốc dân gian.

Tất cả bộ phận của cây ổi có thể dùng làm thuốc. Đối với lá, búp non, vỏ thân hay rễ có thể thu hái quanh năm còn quả thì chỉ thu hái khi đã chín. Sau khi thu hái thì rửa sạch và dùng trực tiếp hay phơi khô để dùng dần đều được.

Dược liệu tươi cần được sử dụng trong ngày hoặc bảo quản trong ngăn mát tử lạnh nhưng không để quá lâu. Còn nếu là dạng khô cần để trong túi kín bảo quản nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Phân tích cho thấy ổi có chứa một số thành phần sau đây:

  • Quả: rất giàu vitamin C và pectin.
  • Búp non và lá: chứa tanin pyrogalic, axit psiditanic, tritecpenic và tinh dầu.
  • Quả ổi có chứa hàm lượng dưỡng chất cao, nhất là vitamin C

Tác dụng dược lý

Lá ổi có vị đắng sáp còn quả thì có vị ngọt hơi chua sáp và tính ấm có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau:

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Thu sáp chỉ huyết, tiêu thũng giải độc, kiện vị cố tràng, thu liễm.
  • Chủ trị: Viêm ruột cấp, kiết lỵ, ỉa chảy, ăn uống không tiêu, làm lành vết loét…
Tác dụng của cây ổi
Tác dụng của cây ổi

Theo y học hiện đại:

  • Kháng khuẩn
  • Làm se niêm mạc dạ dày
  • Cầm tiêu chảy

Các bộ phận của cây ổi có thể được dùng ở dạng tươi hay phơi khô. Thường là sắc lấy nước uống hoặc có thể dùng đắp ngoài da trong một số trường hợp cụ thể. Liều dùng cho sắc uống được khuyến cáo khoảng 10 – 15g mỗi ngày còn đắp ngoài thì không kể liều lượng.

10 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây ổi

Dưới đây là thông tin về những bài thuốc có sử dụng dược liệu cây ổi:

Bài thuốc chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá ổi non với lượng tùy ý. Đem đi sấy khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 6g uống cùng nước sôi ấm, ngày uống 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Cần có 1 nắm lá ổi cùng với khoảng 6 – 9g gừng tươi và 1 ít muối ăn. Tất cả nguyên liệu đem trộn đều rồi vò nát và cho lên chảo nóng sao chín. Sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày đúng 1 thang.
Ổi điều trị đau dạ dày hiệu quả
Ổi điều trị đau dạ dày hiệu quả

Chuyên gia Metaherb nhận xét: “Hoạt chất tanin chứa trong ổi có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh đau dạ dày. Chất này thuộc hợp chất polyphenol có chức năng tạo liên kết bền vững với các protein và các hợp chất hữu cơ làm giảm bớt sự bài tiết của dịch vị bằng cách kết tủa protein ở ống niêm mạc, tạo thành một lớp màng bảo vệ niêm mạ dạ dày”

Trị cửu lỵ

  • Chuẩn bị: 2 – 3 quả ổi khô thái phiến hoặc 30 – 60g ổi tươi.
  • Thực hiện: Cho vị thuốc trên vào ấm sắc cùng 1 thăng nước trên lửa nhỏ để thu lấy 1/2 thăng. Có thể chia làm nhiều lần uống, ngày dùng chỉ 1 thang.

Khắc phục rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

  • Chuẩn bị: 30g lá ổi, 30g tây thảo, 15 – 30g gạo tẻ sao thơm, 1 – 12g hồng trà.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào nồi, đổ thêm 1 lít nước đun sôi trên lửa nhỏ đến khi cô lại còn 500ml là đạt. Có thể cho thêm 1 ít đường trắng cùng 1 ít muối hạt trộn đều và chia đều thành 2 lần rồi cho trẻ uống. Lưu ý, liều lượng này chỉ nên dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Chấm dứt tiêu chảy

  • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 20g búp ổi hoặc vỏ ổi dộp, 12g búp hay nụ sim, 12g búp vối, 12g gừng tươi, 12g hạt cau già, 12g rốn chuối tiêu, 12g búp chè. Các vị thuốc cho vào ấm sắc lấy nước đặc rồi uống khi còn nóng.
  • Bài thuốc 2: Cần có 12g búp ổi, 8g vỏ ổi dộp, 8g tô mộc cùng 2g gừng tươi. Những vị thuốc này cho vào ấm sắc cùng 200ml nước đến khi cô lại còn 100ml thì ngưng. Chia đều thành 3 lần uống, dùng 1 thang/ngày.
Khắc phục tình trạng tiêu chảy lâu ngày
Khắc phục tình trạng tiêu chảy lâu ngày

Trị thổ tả

  • Chuẩn bị: Lá ổi, lá vối, lá sim và hoắc hương với liều lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào ấm giữ nhiệt hãm với 500ml nước sôi nóng như hãm trà. Dùng uống trong ngày khi thuốc còn ấm với liều 1 thang thuốc/ngày.

Cầm máu khi bị băng huyết

  • Chuẩn bị: Quả ổi khô với lượng tùy ý.
  • Thực hiện: Đem vị thuốc trên đi sao cháy tồn tính rồi tán thành bột. Mỗi lần lấy ra 9g uống với nước sôi ấm, tần suất 2 lần/ngày.

Ổn định đường huyết

  • Chuẩn bị: 250 quả ổi.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi thái miếng và cho vào máy ép lấy nước. Chia đều ra thành 2 lần uống trong ngày. Hoặc có thể ăn mỗi ngày khoảng 200g quả ổi cũng cho tác dụng tương tự.

Giảm đau nhức răng

  • Chuẩn bị: Vỏ rễ ổi cùng với dấm chua.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu đem sắc cùng với nhau rồi dùng ngậm nhiều lần trong ngày.

Cải thiện tình trạng sa trực tràng

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ổi tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch nguyên liệu rồi sắc kỹ lấy nước để ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp sắc quả ổi khô uống để nâng cao tính công hiệu.
Cải thiện triệu chứng sa trực tràng
Cải thiện triệu chứng sa trực tràng

Giải độc ba đậu

  • Chuẩn bị: 10g quả ổi, 10g bạch truật sao hoàng thổ cùng 10g vỏ cây ổi.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ với 1 bát nước. Cô lấy nửa bát rồi chia làm vài lần uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu ổi chữa bệnh

Trong quá trình sử dụng cây ổi chữa bệnh bạn cần lưu ý:

  • Những bài thuốc dân gian này chỉ có tác dụng làm giảm đi những triệu chứng của bệnh, chứ không hỗ trợ điều trị triệt để căn bệnh.
  • Cách chữa bệnh bằng cây ổi không nên sử dụng cho những người đang bị táo bón.
  • Không nên ăn ổi xanh vì vị chát của ổi sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Khi ăn, không nên ăn cả hạt ổi, vì hạt ổi có thể gây ra triệu chứng khó tiêu, khiến cho cơn đau dạ dày xuất hiện.
  • Để việc điều trị bằng dược liệu này đem lại kết quả điều trị như mong muốn, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống và các bài tập thể dục hợp lý.
Không sử dụng ổi cho người bệnh táo bón
Không sử dụng ổi cho người bệnh táo bón

Lưu ý, muốn khỏi đau dạ dày một cách hoàn toàn, thì bạn cần kết hợp sử dụng ổi với nhiều phương pháp điều trị khác. Một trong những cách chữa bệnh hiệu quả, an toàn, lành tính không thể bỏ qua dược liệu thiên nhiên.

Từ xa xưa, ông cha ta đã tìm ra rất nhiều vị thảo dược có thành phần hoạt chất và công dụng bảo vệ dạ dày hiệu quả, ngưng trào ngược, tiêu diệt vi khuẩn HP. Một trong những vị thảo dược quý có thể nhắc đến như: Là khôi, chè dây, khổ sâm, cam thảo, tinh chất curcumin từ nghệ,…

Tuy nhiên, nếu sử dụng thảo dược theo phương pháp đun sắc truyền thống, người bệnh không thể lấy hết 100% tinh chất, làm giảm hiệu quả điều trị. Để giải quyết vấn đề này, nhiều sản phẩm bảo vệ dạ dày từ thiên nhiên ứng dụng công nghệ cao đã được nghiên cứu và sản xuất.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: