Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Xuyên khung thảo dược quý giúp điều trị rối loạn thần kinh thực vật và một số bệnh khác

Cao chè vằng nguyên chất

Chuyện kể rằng khi danh y Tôn Tư Mạc (ông vua thảo dược thời Đường) cùng các đồ đệ du ngoạn núi Thanh Thành (tỉnh Tứ Xuyên) – một trong những cái nôi của võ lâm và Đạo giáo Trung Hoa thì thấy một bầy bạch hạc đang vui đùa cùng nhau. Bất chợt, những con hạc con cất lên tiếng kêu thất thanh vì thấy hạc mẹ bỗng gục cổ xuống, hai chân run rẩy. Họ đến gần thì hiểu ra chim mẹ đang mắc bệnh nguy cấp. Sáng hôm sau, thầy trò Tôn Tư Mạc lại đến xem thì vẫn nghe chim mẹ nằm rên rỉ.

Một ngày nữa, họ lại đến khu rừng thì không còn nghe tiếng kêu nữa. Lúc này, cổ chim hạc mẹ đã ngẩng lên được và họ thấy vài con hạc trắng bay liệng trên không trung, miệng nhả xuống những đóa hoa trắng nhỏ cùng vài chiếc lá giống như lá cà rốt.

Từ cây thuốc của loài chim

Thế rồi, vài ngày sau thì chim mẹ khỏi bệnh. Thầy trò Tôn Tư Mạc tiếp tục quan sát thì thấy những con hạc ấy thường bay đến một hang động cũ, nơi có những cây thuốc đó.

Sau khi các nhà khoa học nghiên cứu, họ phát hiện cây thuốc ấy có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, giảm đau và trừ gió độc nên đã đem về điều trị cho bệnh nhân. Khi thấy sự linh nghiệm của cây, Tôn Tư Mạc đã phấn khởi thốt lên:

Thanh Thành, nơi xa xôi thiên hạ, đệ nhất động Tây Xuyên. Chỗ này, hạc tiên đi về, thuốc tốt từ trời xanh (“thương khung”) rơi xuống. Cây thuốc này sẽ gọi là Xuyên khung vậy!” (1).

Như thế, xuyên khung là để ám chỉ cây thuốc quý được phát hiện dưới bầu trời Tây Xuyên (phía Tây tỉnh Tứ Xuyên). Ngoài ra, cũng có người cho rằng vì xuyên khung có nguồn gốc ở Tứ Xuyên và chuyên điều trị các chứng về đầu, não mà đầu là cơ quan ở vị trí cao nhất trong cơ thể người, như vòm trời (“khung”) nên nó được gọi tên theo chức năng như vậy (2).

Vị xuyên khung

Xuyên khung – thảo dược quý giá của con người

Đặc điểm

Xuyên khung, còn gọi là khung cùng, sang sông, tang ky… có tên khoa học là Ligusticum striatum, thuộc họ Hoa tán: Apiaceae (3), là thảo dược quý xuất xứ từ Trung Quốc và được trồng ở các tỉnh phía Bắc nước ta.

Cây xuyên khung thuộc dạng thân thảo, rễ củ, trông lá khá giống cây cà rốt và có hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm. Toàn cây đều có mùi thơm và có tinh dầu, nhất là rễ củ. Phần được dùng làm thuốc của cây là rễ củ với vị cay, mùi thơm và tính ấm (4).

Công dụng làm thuốc của xuyên khung

Trải qua thời gian dài nghiên cứu và thực nghiệm, thuocnam.mws.vn đã ghi nhận xuyên khung là vị thuốc nam hay có khả năng điều trị nhiều bệnh như: ung nhọt, nhức đầu, phong thấp, cảm mạo, hoa mắt và đầy trướng (ở ngực và bụng). Bên cạnh đó, vì có hoạt tính làm co tử cung, giúp cầm máu nên xuyên khung còn được dùng trong trường hợp phụ nữ bị rong huyết sau sinh. Nếu không dùng thuốc sắc (mỗi ngày từ 6 – 12 g thuốc sắc), người bệnh cũng có thể làm thành thuốc rượu hoặc thuốc bột để dùng (2) (4).

Ngoài ra, xuyên khung còn được dùng điều trị các bệnh phụ nữ như vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh và các bệnh thường gặp như đau bụng, đau dạ dày, đau nhói (ở sườn và ngực), chấn thương gây viêm (mỗi ngày dùng từ 3 – 9 g thuốc sắc) (4).

Cây xuyên khung

Một số bài thuốc kết hợp từ xuyên khung

  1. Điều trị nghẹt mũi, mắt mờ, thiên đầu thống (tăng nhãn áp, cườm nước): Bài thuốc gồm các vị: xuyên khung và kinh giới (mỗi vị 12 g), khương hoạt và bạch chỉ (mỗi vị 6 g), bạc hà (24 g), tế tân (3 g) và phòng phong (4 g). Cách dùng: tán bột tất cả các vị trên rồi uống mỗi ngày hai lần, dùng nước trà để chiêu thuốc (mỗi lần dùng 6 g bột) (2).
  2. Điều trị rối loạn thần kinh thực vật: Vì xuyên khung có tác dụng lên trung khu thần kinh nên đối với chứng loạn thần kinh thực vật, người bệnh có thể dùng bài thuốc sắc sau đây: xuyên khung, cam thảo (mỗi vị 10 g), phục linh và tri mẫu (mỗi vị 15 g), táo nhân (50 g) (mỗi ngày 1 thang) (4).
  3. Điều trị thiếu máu: Người bị bệnh thiếu máu có thể dùng mỗi ngày dùng 1 thang thuốc sắc gồm các vị sau: xuyên khung và phục linh (mỗi vị 8 g), cam thảo (6 g), bạch truật, đương quy và bạch thược (mỗi vị 12 g), đảng sâm và thục địa (mỗi vị 16 g) (4).
  4. Điều trị viêm tắc động mạch: Đối với bệnh này, mỗi ngày dùng một thang thuốc gồm các vị sau: xuyên khung, bạch truật, đương quy (mỗi vị 12 g), cam thảo (4 g), phục linh (8 g), đảng sâm, thục địa và bạch thược (mỗi vị 16 g) (4).
  5. Điều trị viêm mũi dị ứng: Ngoài ra, xuyên khung còn được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc kết hợp xuyên khung (16 g) với nhiều vị thuốc khác như: quế chi (8 g), ké đầu ngựa và củ mài (mỗi vị 16 g), cam thảo (4 g), tang bạch bì (10 g), tế tân (6 g), gừng (4 g), bạch chỉ và bạch truật (mỗi vị 12 g) (mỗi ngày dùng 1 thang thuốc sắc) (4).

Lưu ý

  • Những người không được dùng xuyên khung: người âm hư hỏa vượng, tì hư, phát nhiệt gây phiền khát, đổ mồ hôi trộm, cổ họng khô, đờm và người bị suyễn… Ngoài ra, trẻ em, phụ nữ mang thai hay bị kinh nguyệt quá nhiều cũng không được dùng xuyên khung (5).
  • Liều lượng: Không nên dùng xuyên khung quá liều để tránh các tác dụng không mong muốn và không dùng độc vị xuyên khung trong thời gian dài. Ngoài ra, cũng không nên dùng kết hợp xuyên khung với hoàng liên và sơn thù du (6).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: