Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Xương rồng ba cạnh có độc không, có dùng làm thuốc được không? Cùng tham khảo bài viết sau

Cao chè vằng nguyên chất

Không chỉ thế, trong phong thủy, cây xương rồng còn có ý nghĩa bảo vệ gia chủ. Trong cân bằng sinh thái, cây xương rồng cũng được biết đến là loài cây có khả năng quang hợp và lọc sạch không khí mạnh mẽ.

Trên thực tế, có rất nhiều loại xương rồng khác nhau, có loại hoa nở to rất đẹp nhưng cũng có loại hoa nhỏ, giản dị và bình đạm. Trong số đó, có thể kể đến cây xương rồng ba cạnh, hay còn gọi là xương rồng ông, hỏa ương lặc (火殃勒) … (1) (2).

Cây xương rồng ông

Vài nét về cây xương rồng ba cạnh

Cây xương rồng ba cạnh có tên khoa học là Euphorbia antiquorum. Loài này rất phổ biến ở nước ta, thường được trồng làm hàng rào, làm cảnh trong các khuôn viên… (1).

Đặc điểm: Thân cây mọng nước và phân cành nhiều, các cành có dạng 3 ngạnh dẹt và có màu xanh sẫm. So với hoa của các loại xương rồng khác thì hoa cây xương rồng ba cạnh khá nhỏ, có màu vàng và mọc thành cụm. Quả của cây có màu lục và có 3 mảnh (2) (3).

Hoa xương rồng ba cạnh

Bạn có thể dễ dàng nhân giống loài này bằng cách cắt một đoạn thân rồi giâm cành. Đặc biệt, cây này rất dễ trồng và bạn có thể trồng ngay trên những nền đất khô cằn sỏi đá…

Cây xương rồng ba cạnh có độc không?

Cây xương rồng ba cạnh có độc (đặc biệt là nhựa trắng có trong toàn cây).

Điều này được nói đến trong nhiều công trình y học ở nước ta (như Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam…) cũng như ở Trung Quốc như Mậu lão dược (仫佬药), Dao dược (瑶药), Tráng dược (壮药)…

Vì vậy, mặc dù có nhiều tác dụng như tẩy, kháng khuẩn, chống viêm… nhưng cây xương rồng ba cạnh chỉ được dùng ngoài da và chỉ dùng khi được thầy thuốc chỉ định.

Cây tươi

Bên cạnh đó, các công trình y học đều nhấn mạnh những người chưa có kinh nghiệm thì không nên dùng loại cây này. Đó là vì ngay cả khi dùng ngoài da, chất nhựa có trong cây xương rồng ba cạnh cũng có thể gây kích ứng, làm tổn hại lớp niêm mạc da (đối với trường hợp da mỏng, da bị trầy xước…) và gây rát, phồng rộp, đỏ… Nếu không may để rơi vào mắt, nhựa cây cũng có thể gây mù mắt (1) (2) (3).

Một số ứng dụng làm thuốc

Với những người đã có kinh nghiệm thì cây xương rồng ba cạnh được dùng làm thuốc trong nhiều trường hợp.

Theo y học cổ truyền, toàn cây xương rồng ba cạnh đều có vị đắng, tính hàn và có thể dùng thoa đắp ngoài da trong các trường hợp như:

  • Mụn nhọt, sưng đau do té ngã, viêm mủ da, nhức lưng, gút… (dùng thân và cành).
  • Nhọt độc và đinh sang (dùng lá dù ít thấy lá cây này).

Ngoài ra, trước đây, dân gian còn dùng nhựa cây để làm thuốc tẩy và điều trị mụn cóc, thấp khớp,… nhưng phải pha với nhiều loại thuốc khác đẻ giảm bớt hoạt tính và độc tính của nó (2) (3).

Cách dùng cụ thể:

  • Với trường hợp mụn nhọt và viêm mủ ngoài da: lấy thân cây, cắt bỏ gai rồi đem nướng trên lửa cho chín vàng, để nguội, sau đó giã cho giập nát rồi đắp lên.
  • Với trường hợp cứng xương sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm và đau lưng: lấy các cành non của cây xương rồng ba cạnh, cắt bỏ gai nhọn, sau đó giã nát rồi đem chưng lên cho ấm và đắp lên chỗ đau nhức (không nên chưng quá nóng để tránh làm bỏng da) (3).

Trên mạng xã hội, có nhiều trường hợp chia sẻ cách dùng cây tươi làm thuốc uống hoặc làm món ăn điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong mối tương quan giữa hiệu quả điều trị và nguy cơ ngộ độc từ loại cây này thì thiết nghĩ, người dùng cũng cần cân nhắc để tránh những rủi ro không đáng có!

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: