Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Vông nem thuốc nam hay với bệnh trĩ, mất ngủ và phong thấp

Cao chè vằng nguyên chất

Thật ra, ở những cây vông nem cao to, thân cỡ bằng cùm tay trở lên thì gai mới đáng sợ (dù gai nó ngắn). Lá vông nem thì đã quá quen thuộc vì nó đi vào cái câu người ta thường nói:

Bần cùng bất đắc dĩ

Có lòi trĩ mới phải rịt lá vông”.

Nghĩa là, khi bị trĩ thì phải kiếm lá vông (vông nem), thường là chọn lá hơi già, giã nát ra, sau đó nướng cho ấm rồi rịt, đắp vào hậu môn. Sau đó, nên hái thêm một ít lá vông nem tươi, còn non, xào với trứng gà để ăn cho nhuận tràng, mau hết trĩ hơn (1).

Theo các nhà khoa học, các bộ phận của cây vông nem như lá và vỏ thân còn được dùng làm thuốc trong nhiều trường hợp khác nữa.

Lá và vỏ cây vông nem giúp an thần

: Khi bị mất ngủ, nhiều người thường theo thói quen bẻ một ít rau nhãn lồng hoặc lá vông nem (lá vừa, không quá già) để nấu canh ăn (hoặc luộc ăn). Không chỉ giúp dễ ngủ, lá vông nem còn giúp giảm nhức đầu, chóng mặt do căng thẳng đầu óc hoặc do mất ngủ thường xuyên. Ngoài ra, cũng có thể dùng lá vông để sắc hoặc hãm uống như uống trà, mỗi ngày từ 2 – 4 g (3).

Vỏ thân: Để dùng làm thuốc, người ta cạo bỏ lớp bần của vỏ cây vông nem rồi phơi khô, xắt nhỏ ra. Theo các kết quả nghiên cứu, vỏ cây vông nem có tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương nên được dùng để an thần (mẹ tôi đã từng dùng bài thuốc có vỏ vông nem và thấy hiệu quả). Liều lượng: dùng khoảng 6 g vỏ thân dưới dạng thuốc sắc (3) (4).

Hoa và lá vông nem

Những công dụng khác của lá cây vông nem

Theo các nhà khoa học, lá vông nem có tác dụng sát trùng, nhuận tràng, hạ huyết áp và điều trị các bệnh như:

  • Phong thấp, chân tê phù, người hay hồi hộp, tiêu chảy và kiết lỵ: sắc uống 4 – 6 g lá vông nem mỗi ngày (1).
  • Giun đũa, cam tích ở trẻ em: lấy lá vông nem tán thành bột, mỗi lần uống từ 1 – 3 g (3).

Những công dụng của vỏ cây vông nem

Vỏ cây vông nem có tác dụng sát trùng, điều trị phong thấp và làm thông kinh lạc, do đó thường được dùng trong các trường hợp như:

  • Choáng váng, mờ mắt sau khi sinh: Phụ nữ sau sinh nếu bị máu xấu xông lên sẽ gây choáng váng đầu óc, sa sầm mặt mũi và mờ mắt. Trong trường hợp này, có thể dùng bài thuốc sắc gồm vỏ cây vông nem (nhưng phải là vỏ của cây già) kết hợp với ngưu tất, cỏ mần trầu và lá mần tưới (mỗi vị 10 g) (1).
  • Điều trị rắn cắn: Có thể sơ cứu tạm thời khi bị rắn cắn bằng cách lấy vỏ thân cây vông nem xắt nhỏ hoặc giã nát rồi nấu với một lượng nước vừa đủ để tạo thành bột nhão, sau đó đắp lên vết thương (3).
  • Điều trị tê liệt, đau nhức (ở lưng và đầu gối), bệnh lỵ amip, thổ tả, sốt và bí tiểu: sắc uống mỗi ngày từ 6 – 12 g vỏ cây (4).
  • Điều trị chứng chân co quắp không duỗi ra được: Trong trường hợp này, có thể dùng bài thuốc bột theo tỉ lệ sau: vỏ cây vông nem, mẫu đơn bì, ngưu tất, thục địa, đương quy (mỗi vị 30 g), sơn thù du và đậu miêu (tức bổ cốt chỉ) (mỗi vị 15 g). Cách dùng: lấy các vị trên tán thành bột rồi trộn đều và chia thành nhiều lần sử dụng. Mỗi lần uống thuốc thì dùng 3 g bột đó nấu chung với một ít hành (khoảng 5 g, xắt nhỏ), nấu trong 160 ml nước (khoảng nửa chén), khi thấy nước hơi giựt xuống và còn chừng 100 ml thì chắt lấy nước uống (3).

Lưu ý

  • Đối tượng: Những người không phải phong hàn thấp thì không nên dùng vông nem (4). Bên cạnh đó, lá vông nem gây hạ huyết áp nên những người huyết áp thấp cũng không nên dùng (1).
  • Thời gian: Nên uống thuốc vào buổi chiều tối, trước khi đi ngủ để có tác dụng an thần tốt nhất (3).
  • Liều lượng: Trong quá trình dùng thuốc, không nên tuỳ tiện thay đổi liều lượng và lưu ý không dùng quá liều (vì thí nghiệm trên động vật cho thấy dùng quá liều gây ra các tác hại như: co cứng cơ chân, ức chế sự co bóp của ruột…) (3).
  • Độc tính: Trong lá và thân cây vông nem có hoạt chất erythin làm giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương và chất migarin làm dãn đồng tử. Trong hạt vông nem cũng có chất hypophorin có thể gây ra co giật, phong đòn gánh (1).
  • Phân biệt: Tránh nhầm lẫn tên gọi cây vông nem với cây vông đồng trong thu hái và sử dụng (vì cây vông đồng có độc tính cao).

Về cây vông nem

Cây vông nem còn có các tên khác như: vông, cây lá vông, cây thích đồng, cây hải đồng, hải đồng bì, thích đồng bì.. Cây có tên khoa học là Erythrina orientalis, thuộc họ Đậu: Fabaceae (4). Cây vông nem phân bố ở khắp nước ta và là loại cây dễ trồng (có thể nhân giống dễ dàng bằng cách giâm cành).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: