Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Trái chùm ruột “chua phát thèm” có tác dụng gì đối với sức khỏe mà ít ai biết đến?

Cao chè vằng nguyên chất

Cây chùm ruột rất dễ trồng và sinh trưởng cũng khá nhanh, đến mùa trái thì cây nào cây nấy đều cho trái nhiều đến nỗi “không thấy cây”.

Lúc còn tươi, trái chùm ruột có màu vàng bơ rất đẹp mắt nhưng khó ăn tươi, vì vì thịt quả tuy giòn nhưng rất chua và chát. Cũng có loại chùm ruột ngọt nhưng rất ít. Cũng không biết tại sao chùm ruột ngọt rất ngon nhưng ít nhà có cây chùm ruột ngọt.

Nói như vậy không có nghĩa là những cây chùm ruột chua không được yêu thích. Ngược lại là đằng khác. Từ đằng xa, thấy cây chùm ruột là đã chảy nước miếng rồi!

Cây chùm ruột

Trái chùm ruột chua đem đi đập dập trộn muối ớt, ôi! Chua chua, mặn mặn, nhắc đến là thèm!

Ngon hơn nữa là chùm ruột ngào, ngào lên xong thì phần cái để ăn, phần nước dùng làm siro chùm ruột chua chua ngọt ngọt thơm phức! Buổi trưa, làm một ly si rô chùm ruột thì tuyệt vời!

Cây chùm ruột có tác dụng gì?

Không những quả chùm ruột mà lá chùm ruột cũng có thể ăn được. Bạn có thể hái lá non, đem vào dùng như một món rau ăn kèm trong bữa cơm hoặc đem đi gói nem chua thì “ngon số dách luôn”. Không chỉ là món ăn ngon, trái và lá chùm ruột còn mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.

1. Chùm ruột giúp đẹp da, cải thiện giấc ngủ, bồi bổ sức khỏe

Chất lượng giấc ngủ thật sự vô cùng quan trọng. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn!

Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ hiện nay đang có xu hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng trên như áp lực công việc, thói quen sử dụng một số chất kích thích như cà phê… (hay một nguyên nhân khá phổ biến hiện nay, đó là di chứng của covid).

Bản thân tôi cũng từng mắc Covid, di chứng để lại là những cơn ho kéo dài và những đêm thức tận 12 h, 1 h đêm, ban ngày muốn ngủ bù một chút cũng không ngủ được (hoặc không thể ngủ sâu).

Tuy nhiên tôi không sử dụng đến một viên thuốc ngủ nào cả vì tôi biết nó sẽ để lại những tác dụng phụ khác. Để cải thiện giấc ngủ của mình, tôi dùng một số phương pháp dân gian như uống trà tim sen, uống dây lạc tiên, hoặc ăn lá vong nem. Tôi thường dùng thay đổi các vị thuốc trên bởi cái gì lạm dụng quá đều không tốt. Gần đây vào mùa chùm ruột, được biết chùm ruột lên men có thể giúp cải thiện giấc ngủ nên tôi cũng ủ cho mình một keo.

Chùm ruột có tác dụng gì

Vậy, vì sao lại nói chùm ruột giúp làm đẹp da và bồi bổ sức khỏe? Vâng, vì trong chùm ruột chứa nhiều chất chống oxy hóa cũng như một lượng khá cao vitamin C. Đây là những dưỡng chất rất tốt cho da. Ngoài ra, chùm ruột còn chứ lipit và protid – đây là những hợp chất trung gian thúc đẩy quá trình hấp thu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:

  • Bạn chuẩn bị 1 kg quả chùm ruột, 1.5 kg đường phèn, nửa muỗng cà phê muối.
  • Lấy chùm ruột lặt bỏ cuống, rửa thật sạch rồi để cho ráo nước hoàn toàn (bạn để thật ráo, nếu không sẽ dễ bị hư trong quá trình ủ nhé).
  • Trộn nửa muỗng cà phê muối vào 1.5 kg đường phèn, sau đó, lấy một cái hũ sạch rồi cho đường vào trước (bạn cho đường và muối đã trộn lúc nảy vào đáy keo 1 lớp khoảng 1 đến 2 cm rồi cho vào một lớp chùm ruột, cứ cho một lớp đường một lớp chùm ruột như vậy đến khi hết phần đường và chùm ruột). Lưu ý: lớp trên mặt nên là lớp đường để đường tan chảy xuống, ngấm vào chùm ruột (như thế thì những trái chùm ruột phía trên sẽ ít bị hư).
  • Bạn xếp vào hết thì đậy nắp lại, không đậy quá chặt vì quá trình lên men sẽ tạo khí. Sau 5 đến 7 ngày, đường tan, bạn có thể lấy ra dùng. Lúc này, nó ở dạng chùm ruột lên men, bạn để lâu thì nó sẽ thành rượu (vì vậy, nếu không uống rượu được thì bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để làm chậm quá trình lên men nhé!).

Liều lượng: Bạn uống mỗi tối một ly nhỏ (trước khi đi ngủ 30 phút).

Lúc mình ngâm hũ chùm ruột này, mình nghe mẹ bảo rằng người ta còn dùng chùm ruột ngâm đường này để trị đau nhức nữa đó ạ.

2. Lá chùm ruột giúp giảm cân, trị mụn nhọt

Lá chùm ruột chứa nhiều chất xơ, có vị chua nhẹ và hơi chát. Được biết, nó có tính kháng khuẩn cao nên giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, làm sạch đường ruột và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Lá chùm ruột

Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối ưu thì bạn cần kết hợp một chế độ ăn uống hợp lý (cần ăn nhiều rau của quả, hạn chế tinh bột và đồ ngọt, hạn chế rượu bia và các loại nước giải khát có hàm lượng đường cao).

Cách dùng lá chùm ruột để hỗ trợ quá trình giảm cân rất đơn giản: bạn chỉ cần lấy 50 g lá chùm ruột tươi, đem đun sôi với nước khoảng 5 phút (tính từ lúc nước sôi), sau đó gạn lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần (uống lúc còn ấm và uống trước bữa ăn trưa).

Lưu ý: Không nên lạm dụng (vì tính kháng khuẩn của lá chùm ruột rất mạnh, dùng quá liều sẽ gây tác dụng phụ).

Bên cạnh đó, với trường hợp mụn nhọt đã mưng mủ, bạn có thể lấy lá chùm ruột nấu chín, xay nhuyễn rồi đắp lên mụn nhọt ấy (sẽ giúp hút mủ rất tốt).

Bên cạnh đó, lá chùm ruột còn hỗ trợ làm dịu cơn đau họng. Bạn chỉ cần lấy vài lá chùm ruột đem rửa sạch, nhai kèm một ít muối rồi nuốt từ từ thì vùng họng sẽ được xoa dịu.

3. Trái chùm ruột điều trị ho, tiêu đờm

Đây là kinh nghiệm mà chính bản thân mình đã trải qua. Sau khi hết covid, mình bị cơn ho đeo bám, ho nhiều và có đờm vào ban đêm nên ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cơ thể mình khá hợp với thuốc Đông y nên mình mua một vài loại thuốc ở nhà thuốc Bắc để uống. Sau khi uống một thời gian thì các cơn ho có giảm và hạ đờm nhưng không hết hẳn, sau một thời gian thì nó tái lại. Thế là mình bắt đầu chuyển sang tìm hiểu các biện pháp dân gian từ các loại rau củ quả, cây cỏ xung quanh. Thế là mình được người quen chỉ cách dùng chùm ruột.

Chùm ruột chấm muối ớt

Bạn biết đấy, trái chùm ruột rất chua nên mình không thể nào ăn trực tiếp nổi. Vì vậy, mình hái chùm ruột ăn kèm với muối (tất nhiên không thể ăn nhiều vì mình không hảo đồ quá chua, mỗi ngày cố gắng thì mình cũng chỉ ăn được 100 g). Sau đó, mình bị ê răng quá, không ăn nổi nữa thì chuyển sang ăn chùm ruột ngào đường (mình ngào ít đường, vẫn còn giữ lại vị chua nhẹ). Mỗi ngày, mình cũng không ăn quá nhiều, chỉ tầm 100 – 200 g thôi.

Chùm chuột ngào

Sau khoảng 10 ngày, mình thấy các cơn ho ban đêm giảm đi, tình trạng tiết đờm cũng được cải thiện đáng kể.

Lưu ý

  • Chỉ có lá và trái chùm ruột là có thể ăn được.
  • Không được dùng vỏ thân và rễ cây chùm ruột vì chúng có độc tính, nếu bị ngộ độc nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu cần dùng ngoài da thì cũng nên tham khảo ý kiến của thấy thuốc đông y. Tương tự như vậy, không được dùng thân hoặc cành chùm ruột để gấp thức ăn hoặc làm gắp, làm xâu nướng cá nướng xiên que vì có thể bị nhiễm độc (gây choáng váng, đau bụng thậm chí là mất mạng).
  • Người bị Gút và sỏi thận không nên ăn trái chùm ruột.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: