Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Trà tiên (hạt é), công dụng và cách dùng làm thuốc mà ít ai biết

Cao chè vằng nguyên chất

Lấy từ cây é nhé! Thế nhưng, nếu nói như thế thì chỉ đúng một phần vì trên thực tế, có nhiều loại hạt có thể dùng làm hạt é như hạt hương nhu, hạt trà tiên, hạt húng quế (tuy nhiên, hạt húng quế hơi có mùi của rau húng quế nên ít ai dùng)…

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn về hạt trà tiên, một loại hạt é phổ biến và công dụng của cây, lá của loại cây này.

Vài nét về cây trà tiên

Cây trà tiên có tên khoa học là Ocimum basilicum var. pilosum, thuộc họ Hoa môi (1). Ngoài tên gọi này, cây còn được gọi là húng lông (vì lá và thân có ít lông), húng trắng (vì hoa nó có màu trắng), hương thảo (khác với một loại cỏ thơm có tên là hương thảo), tiến thực (vì trước đây nó được dùng tiến vua), é trắng (hạt é của cây có hoa trắng)…

Cây trà tiên (é trắng)

Cây này giống như rau húng quế mà trong Nam gọi là rau quế, dùng để cho thêm vào các tô bún, hủ tiếu hoặc trộn gỏi, nấu mì. Tuy nhiên, thân của nó có lông thưa và hai mặt lá của nó cũng đều có ít lông thưa ở gân lá. Hoa trà tiên mọc thành cụm như hoa húng quế nhưng có màu trắng (khác với rau húng quế có màu tím) (2).

Nói về cây trà tiên thì ngoài công dụng cung cấp hạt làm nước giải khát, cây còn cung cấp lá làm rau gia vị và toàn cây làm thuốc.

Công dụng của hạt trà tiên

Hạt trà tiên (một loại hạt é) nhỏ, đen bóng như hạt mè và như đã nói, nó sẽ trương nở tròn ra khi ta cho vào nước (đặc biệt là nước ấm). Đó là vì trong hạt của nó có chất nhầy với các thành phần chủ yếu là acid galacturonic, galactose và arabinose…

Hạt é

Vì thế, hạt trà tiên (hạt é) luôn được xem là một trong những lựa chọn hữu hiệu giúp chị em gái giảm cân (vì nó tạo cảm giác no bụng, giúp hạn chế hấp thu thêm thức ăn). Ngoài ra, hạt é còn giúp thanh nhiệt, giải khát, nhuận tràng và giảm táo bón (nếu dùng để giảm táo bón thì ta pha loãng nước) (2).

Công dụng của cây trà tiên

Ở các tỉnh Tây Nguyên cũng như các tỉnh miền Bắc nước ta, cây trà tiên thường được trồng trên diện tích lớn để thu hoạch hạt và lấy cành, lá làm thuốc (thu hái vào lúc cây chưa ra hoa hoặc vừa có nụ và dùng tươi hay khô đều được).

Lưu ý, nếu dùng khô thì ta phải phơi âm can (phơi trong chỗ râm mát, có gió cho thuốc tự khô dần) vì cây này chứa nhiều tinh dầu (toàn cây chứa từ 2, 5 – 5 % tinh dầu, với thành phần chủ yếu là citrial (hơn 56 %), kế đến là citronellal và các chất khác) (2).

Theo thuocnam.mws.vn, trà tiên có vị cay, tính ôn ấm nên khi đi vào cơ thể, nó sẽ giúp tán ứ, giảm đau. Cụ thể, cây được dùng trong các trường hợp như:

  • Điều trị cảm mạo phong hàn.
  • Điều trị đau bụng, khó tiêu, chướng bụng.
  • Điều trị nhức đầu.
  • Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp.
  • Điều trị đau dạ dày.

Liều lượng: mỗi ngày, ta dùng từ 10 – 15 g cành và lá trà tiên (đã phơi khô), cắt nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống cho đến khi khỏi thì ngưng.

Ngoài ra, cành lá trà tiên (tươi) còn được dùng ngoài da (khi bị viêm da) và giúp sơ cứu tạm thời khi bị rắn cắn. Riêng với viêm da, nếu không dùng cành lá, ta cũng có thể dùng hạt ngâm nở rồi đắp lên) (2).

Thông tin thêm

Theo tạp chí Molecules, kết quả nghiên cứu cho thấy tinh dầu thu được cành và lá của cây trà tiên đều cho thấy hoạt tính kháng nấm đáng kể (với ít nhất 15 hợp chất đã được xác định, chiếm hơn 74 % tổng số dầu đã được xác định) (3).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: