Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Tiềm năng làm thuốc của cây và quả bòn bon (dâu da đất)

Cao chè vằng nguyên chất

Tương truyền, khi trốn quân Tây Sơn ở vùng rừng núi Quảng Nam, vua Gia Long đã cùng đoàn tùy tùng ăn bòn bon đỡ đói và đặt cho nó cái tên là “Nam trân” (món ngon quý báu ở phương Nam), đồng thời chạm hình quả bòn bon lên đỉnh thứ nhì trong Cửu đỉnh ở sân Thế miếu (trong Hoàng thành Huế).

Tuy nhiên, cũng giống như sầu riêng, trái bòn bon ai thích ăn sẽ thấy thơm ngon mắc ghiền còn ai không thích ăn thì lại chê rằng nó khó ăn (vì khó tách hạt nên thường phải nuốt khi ăn) và mùi hơi khẳn, không ngon:

Trái lòn bon không ngon nhưng đỡ đói

Ở tận trên rừng mà chúa gọi “Nam trân”“.

Đặc điểm

Cây bòn bon (miền Nam) (Lansium domesticum, họ xoan Meliaceae) (1) hay miền Bắc còn gọi là cây dâu da đất, lòn bon, boòng boong, nam trân, trung quân … là cây thân gỗ lâu năm (nếu ươm từ hạt phải mất 10 – 15 năm mới thu hoạch) với độ cao có thể lên đến 30m. Lá bòn bon thuộc dạng lá kép lông chim với khoảng 3 đến 7 lá chét cứng, khá to, mọc xen kẽ.

Trái bòn bon khi chín nhìn bề ngoài tròn và giống như trái dâu bòn bon (loại dâu da có vỏ vàng) nhưng vỏ mỏng và dai hơn, mặt ngoài vỏ hơi nhám, sần, mặt trong láng với các múi thịt trắng trong, sánh bóng, ngọt thanh và thơm đằm (thịt quả chiếm khoảng 60 % quả) (2).

Bòn bon được dùng để ăn chơi hoặc làm gỏi. Trong đó, gỏi bòn bon trứ danh xứ Quảng là món gỏi trái cây đặc sản, kết hợp trộn thịt trái bòn bon với tôm, đậu phộng và nhiều nguyên liệu khác. Ở một số nước, bòn bon còn được dùng để làm si rô đóng chai, làm kẹo, làm mỹ phẩm giúp giữ ẩm và làm sáng da (2).

Cây bòn bòn

Hình ảnh cây bòn bòn (cây dau da đất)

Công dụng của quả bòn bon

Lá và vỏ cây: Vỏ cây bòn bon được tán bột và dùng để đắp lên vết bọ cạp đốt (2). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất lá và vỏ cây của cây bòn bon làm ức chế sự phát triển của ký sinh trùng Plasmodium falciparum (gây bệnh sốt rét thông qua muỗi Anopheles) (3).

Nhựa cây bòn bon: Theo PGS. TS Võ Văn Chi, nhựa cây bòn bon không độc, có tác dụng làm giảm sự co thắt ruột và điều trị tiêu chảy (4).

Vỏ quả bòn bon: Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các hạt nano bạc (AgNP) được chiết xuất từ vỏ quả bòn bon có tiềm năng chữa lành bỏng và vết thương nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm (5).

Thịt quả bòn bon: Theo Y học cổ truyền, thịt quả bòn bon ăn mát, giúp giải khát, lợi tiểu (4). Ngoài ra, trái bòn bon chứa nhiều đường, chất xơ, chất đạm, Phot pho, Can xi và các vitamin cần thiết cho cơ thể như C, B1, B2 nên ăn bòn bon sẽ giúp ngăn ngừa sỏi mật, ung thư, phòng bệnh tim mạch, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cân và ngăn ngừa lão hóa (6). Bên cạnh đó, thịt quả bòn bon còn chứa Carotene, tiền tố của vitamin A (13 IU/ 100 g thịt quả) vốn rất cần thiết đối với cơ thể (2).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất từ trái bòn bon chín (trong nước nóng và lạnh) có tác dụng chống lại tế bào ung thư, trong đó, hiệu suất cao nhất là ở chiết xuất nước lạnh: 59,38% (7)

Hình ảnh trái bòn bòn

Hình ảnh trái bòn bòn, trái dâu da đất

Quả dâu da đất

Quả dâu da đất (bòn bòn)

Lưu ý

  • Hạt, vỏ cây và vỏ trái bòn bon có độc tố. Vì vậy, khi ăn bòn bon, không nên nhai hạt (nếu hạt to thì không nên nuốt) và nên dùng tay tách vỏ (thay vì cắn vỏ).
  • Ăn nhiều bòn bon (hơn 0.5 kg) có thể gây nặng bụng và ăn trái bòn bon chưa chín có thể gây đau bụng. Những người bị tiểu đường cũng không nên ăn nhiều vì lượng đường bột trong trái bòn bon khá cao (9,5 g/ 100 g thịt quả)
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: