0 loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên chọn những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp để hạn chế lượng đường trong máu. Những thực phẩm được “gọi tên” trong nhóm có đường huyết thấp là:
– Bưởi: Bưởi, cam, quýt chứa một lượng lớn enzyme có thể hấp thu đường trong cơ thể, là loại quả nằm trong nhóm “top 1” thực phẩm tốt cho người tiểu đường.
– Táo: Có chứa lượng lớn chất xơ hòa tan giúp cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa ở cơ thể diễn ra nhanh hơn.
– Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, hạt chia, hạt lanh, yến mạch, khoai mì lứt, hạt đậu,… có lớp vỏ tự nhiên giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
– Sữa không đường: Sữa cung cấp một lượng lớn canxi và vitamin D để bổ sung năng lượng cho những hoạt động của cơ thể.
– Cá hồi, cá ngừ: Giàu omega 3, 6 giúp giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch, mạch máu và rất có lợi cho người tiểu đường
– Thịt nạc: Cung cấp protein và chất đạm cần thiết cho cơ thể. Nhưng người bệnh nên hạn chế thịt bò hoặc những người bị biến chứng suy thận cũng nên hạn chế lượng thịt.
– Cải xoăn: Cải xoăn hoặc những loại rau lá đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt,…cung cấp lượng chất xơ và vitamin lớn cho cơ thể.
– Bí đỏ: Trong bí đỏ được coi là có chất tương tự như insulin (dạng insulin thực vật) có thể chuyển hóa đường tốt hơn.
– Mướp đắng: Có hợp chất kích thích enzyme chuyển hóa glucose vào tế bào để giảm đường huyết
– Sữa đậu nành: Giảm hàm lượng cholesterol và chỉ số đường huyết.
Nhóm thức ăn nên tránh hoặc kiêng hoàn toàn
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho người tiểu đường thì cũng có những nhóm thực phẩm mà bệnh nhân nên tránh.
– Nhóm thức ăn nên hạn chế: Người bệnh tiểu đường nên hạn chế một số loại thức ăn như: bánh mì trắng, ngọt, các loại cá béo, thịt dê, cừu, rau quả đóng hộp, các loại quả chín, cà phê, chè, chất ngọt nhân tạo, muối khoáng có đường.
– Nhóm thức ăn nên kiêng hoàn toàn: Đường, mật ngọt, bánh ngọt, kẹo, mứt, nước ngọt, nước quả có đường, sữa béo, thịt nhiều mỡ. Ngoài ra còn có thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, các loại phủ tạng, lòng đỏ trứng, bơ, mỡ đông lạnh, khoai tây rán, hoa quả rán, quả ngâm đường, rượu bia, nước ngọt,…
Cách ăn uống cho người bệnh tiểu đường
Trên đây, chúng tôi vừa cung cấp thông tin về các loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường cũng như các thực phẩm cần tránh. Tuy nhiên, nếu muốn chữa bệnh nhờ các chế độ ăn uống thì người bệnh cần chú ý đến cách sử dụng thực phẩm. Cụ thể như sau:
– Tuân thủ nguyên tắc ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không được bỏ bữa, nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày (Ít nhất 3 bữa chính, 2 bữa phụ)
– Không ăn quá no, không để quá đói.
– Tuyệt đối không kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng suy kiệt, thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những mầm bệnh khác trong cơ thể phát triển.
– Nên ăn từ từ, ăn chậm nhai kỹ.
– Không ăn nhiều vào buổi đêm nhưng cũng không được để đói.
– Ăn theo chế độ dinh dưỡng đã được hướng dẫn từ bác sĩ.
– Lắng nghe cơ thể mình khi ăn uống. Mỗi người sẽ có thể trạng khác nhau, sức đề kháng khác nhau. Loại thức ăn tốt với người này nhưng chưa chắc đã tốt với người khác. Vì vậy, bạn cần lắng nghe những phản ứng của cơ thể để biết mình nên bổ sung loại thực phẩm nào nhiều hơn.
Phương pháp chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
Trong trường hợp của bác Hương, bác đang bước vào giai đoạn tuổi già mà phát hiện bệnh tiểu đường thì chắc chắn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để điều trị bệnh, bác cần lưu ý một số điều sau đây:
– Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục thể thao khoa học. Bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho người tiểu đường và hạn chế những thực phẩm nguy hiểm.
– Kết hợp sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh (Nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện).
– Thường xuyên đo đường huyết tại nhà để theo dõi và đến các trung tâm y tế khám định kỳ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Sử dụng thêm Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt trong các bữa ăn phụ hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh. Dinh dưỡng F1 được làm từ màng cám gạo lứt – nơi chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ, chất béo, chất kháng oxy hóa có lợi cho cơ thể. Nó giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa những biến chứng của tiểu đường liên quan đến tim mạch, huyết áp. Đồng thời, kích thích tuyến tụy sản sinh insulin để xử lý lượng đường trong máu một cách tốt nhất.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: