Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Thạch xương bồ giúp điều trị bệnh ngặt nghèo và nhiều công dụng khác ít ai biết

Cao chè vằng nguyên chất

Đặc biệt, vào ngày này, người dân thường hái lá ngải, tỏi và lá xương bồ (cắt như hình cái gươm, gọi là “bồ kiếm”) để treo trên cửa hoặc uống rượu xương bồ để trừ tà và tăng cường sức khỏe (2). Có thể nói rằng, xương bồ là một thảo dược truyền thống có bề dày lịch sử. Như vậy, cây xương bồ, hay cụ thể hơn là thạch xương bồ có đặc điểm gì và được sử dụng trong y học bài thuốc nam như thế nào?

Đặc điểm

Thạch xương bồ (tên khoa học: Acorus gramineus, thuộc họ Xương bồ: Acoraceae) (2) còn có các tên gọi khác như: xương bồ, khinh chơ năm, lầy năm, xình pầu chú…

Thạch xương bồ là loài thân thảo mọc ngang dưới dạng thân rễ phân nhánh, có đốt, sống lâu năm. Lá thạch xương bồ hình dải, dài khoảng 30 – 50 cm (khác với lá thủy xương bồ dài từ 50 – 150 cm), có nhiều gân song song, mọc đứng và ốp vào nhau. Hoa thạch xương bồ mọc thành cụm dài, khít nhau và được phủ trong một lá bắc to dài. Quả thạch xương bồ là quả mọng, có màu đỏ nhạt khi chín, quanh hạt có chất nhày (3) (4).

Lá và thân rễ của cây thạch xương bồ có mùi thơm đặc biệt. Tương truyền, vì loài này mọc nhiều bên bờ sông Hương nên mùi thơm của nó cũng được xem là một trong những yếu tố làm nên tên của dòng sông. Cây xương bồ phân bố chủ yếu ở miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.

Công dụng của thạch xương bồ

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây thạch xương bồ là phần thân rễ (thu hái vào mùa thu đông, cạo sạch rễ con, thái phiến và phơi khô). Thạch xương bồ có vị cay đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giảm đau, thông khiếu, trừ phong thấp, giúp lưu thông máu và làm mạnh tinh thần (3) (5).

Trong trị liệu, thạch xương bồ thường được dùng trong các trường hợp ho lâu ngày, đau ngực, đau răng, cấm khẩu, điếc, ù tai, cảm lạnh, co giật, loạn nhịp tim, động kinh, phong thấp, nhức xương, thống phong đau thắt lưng, đầy bụng, tiêu hóa kém, tiêu chảy, viêm dạ dày mãn tính, giúp an thần và giải độc dầu bã đậu. Liều lượng: mỗi ngày dùng khoảng 4 – 8 g thuốc sắc (3) (5).

Ngoài ra, có thể điều trị trĩ, chấy rận và các bệnh ngoài da bằng cách dùng thạch xương bồ nấu nước để tắm gội hoặc rửa ngoài (5).

Một số bài thuốc kết hợp có dùng thạch xương bồ

  • Hay quên, mất ý thức, đần độn (do di chứng viêm não B hay bệnh tinh thần phân liệt): mỗi ngày sắc uống các vị thuốc sau: thạch xương bồ, huyền sâm, viễn chí, nhân hạt táo chua (sao lên) và hạt muồng ngủ (sao lên), mỗi vị 8g (3).
  • Trúng phong, bại liệt một bên người: Dùng bài thuốc xoa bóp sau: thạch xương bồ, dây bìm bìm, rau sam, nghệ, lá cây đậu gió, huyết giác, hồi hương, đinh hương (mỗi vị 12 g), quế chi (20 g). Cách làm: tán nhỏ các vị thuốc trên rồi trộn với 1 bát rượu và 1 chén nước tiểu rồi dùng xoa bóp ngoài da (5).
  • Trẻ em sốt cao khiến bị câm và liệt nửa người: Dùng thang lục quân gia giảm sau: thạch xương bồ, cam thảo, sa nhân, trần bì (mỗi vị 4 g), bạch truật, bạch thược, bạch biển đậu, đương quy (mỗi vị 6 g), đảng sâm, thổ phục linh, bạch giới tử (mỗi vị 8 g), rau má (10 g) (5).
  • Giải độc, giải nhiệt, mát máu và hỗ trợ điều trị AIDS: Dùng một lượng bằng nhau các vị thuốc sau và bào chế thành viên hoàn: thạch xương bồ, nhân trần, hoạt thạch, hoàng cầm, xuyên bối mẫu, mộc thông, xạ can, bạc hà, liên kiều, hoắc hương và nhục đậu khấu. Liều lượng: mỗi lần dùng từ 8 – 12 g thuốc viên (5).

Lưu ý

  • Dùng thạch xương bồ với liều lượng cao và trong thời gian dài có thể gây ung thư cùng nhiều tác hại khác. Do vậy, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc (5).
  • Những người âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi và những người trẻ tuổi bị tâm hư, thần háo cũng không nên dùng vị thuốc này (6).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: