Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Sơn từ cô chính thức là loại nào và có công dụng gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây

Cao chè vằng nguyên chất

Về vị thuốc sơn từ cô

Tư liệu Trung Quốc
  1. Theo Dược điển Trung Quốc thì sơn từ cô được lấy từ nhiều loài lan khác nhau như cây “Đỗ quyên lan” (杜鹃兰, tên khoa học là Cremastra appendiculata), cây “Độc toán lan” (独蒜兰, tên khoa học là Pleione bulbocodioides), cây “Vân Nam độc toán lan” (云南独蒜兰, tên khoa học là Pleione yunnanensis).
  2. Theo Tổng hợp thảo dược Trung y toàn quốc thì sơn từ cô được lấy từ các cây như “Độc toán lan” và “Điền độc toán lan” (tức Vân Nam độc toán lan – Điền là một tên gọi khác của tỉnh Vân Nam, 滇独蒜兰P. yunnanensis) (1). Trong đó, độc toán lan là loại thường được nhắc đến.

Thân củ của cây độc toán lan

Sơn từ cô có tác dụng gì?

Theo GS. Đỗ Tất Lợi, sơn từ cô có tác dụng thanh nhiệt giải độc và có thể dùng ngoài đắp ngoài da trong trường hợp mụn nhọt sưng đau hay rắn độc, côn trùng độc cắn. Tuy nhiên, mỗi loại trên lại có một số công dụng chuyên biệt.

1. Độc toán lan – sơn từ cô chính thức

Độc toán lan còn được gọi là mao từ cô và đây là vị thuốc sơn từ cô chính thức. Cây có tên khoa học là Pleione bulbocodioides, thuộc họ Lan.

Cây độc toán lan (sơn từ cô chính thức)

Loài lan này có thân củ và thường thì vào tháng 4, người ta thu hái, bỏ đi thân, rễ con và vẩy lá rồi rửa sạch, đồ cho củ chín một nửa thì phơi khô làm thuốc.

Theo thuocnam.mws.vn và các tư liệu cổ thì độc toán lan có tính hàn và có tác dụng thanh nhiệt giải độc, điều trị ung thũng và đinh độc. Loại này thường được dùng ngoài da nhưng trong một số trường hợp cũng được dùng trong các thang thuốc sắc như thang Tử kim đỉnh (giúp giải độc thức ăn).

Thành phần bài thuốc bao gồm: sơn từ cô (80 g), đại kích (60 g), ngũ hội tử (40 g), thiên kim tử sương (40 g), chu sa (16 g), xạ hương (12 g), minh hùng hoàng (8 g).

Cách dùng: Chế thành thuốc viên. Mỗi lần dùng từ 1 đến 2 g thuốc này và uống 1 hoặc 2 lần mỗi ngày, tùy tình trạng ngộ độc. Lưu ý, khi uống thuốc thì pha thuốc bằng nước nóng và sau khi uống thuốc này, nếu thấy người bệnh đi đại tiện được hoặc ói ra được là đã giải được độc.

2. Thanh ngưu đởm

Thanh ngưu đởm còn được gọi là san sư cô, tam thạch cô, cửu ngưu đởm, kim chư đởm, sơn từ cô, củ gió… Cây có tên khoa học là Tinospora sagittata, thuộc họ Tiết dê.

Thanh ngưu đởm

Ở nước ta, thanh ngưu đởm được tìm thấy ở các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu, Hà Tây…. (ở tỉnh Lào Cai, người ta thường gọi là san sư cô hơn). Đây là loại dây leo có rễ phình to ở từng đoạn thành dạng rễ củ (bên ngoài màu vàng nhạt, bên trong hơi trắng và có vị đắng, tính lạnh).

Rễ củ: Theo thuocnam.mws.vn, thanh ngưu đởm thông vào tim, phổi, lá lách và có các công dụng như:

  • Chuyên điều trị yết hầu sưng đau.
  • Điều trị ho và mất tiếng (do nhiệt).
  • Điều trị lỵ và tiêu chảy.
  • Điều trị tả lỵ, đầy trướng và viêm ruột ở gia súc (trâu, bò).

Cách dùng: sắc uống từ 3 – 6 g mỗi ngày (nếu bị sưng tấy hay tràng nhạc thì giã nát rễ hoặc mài với giấm rồi thoa lên, nếu bị sưng chân răng và viêm nướu thì lấy rễ củ nấu nước súc miệng rồi nhổ đi).

Lá và hoa: Ngoài rễ củ thì lá và hoa thanh ngưu đởm cũng được dùng làm thuốc. Nếu bị nhọt ở vú và bộ phận sinh dục thì có thể dùng lá thanh ngưu đởm giã nát, trộn với mật ong rồi thoa lên. Nếu bị tiểu ra máu và tiểu buốt thì lấy hoa thanh ngưu đởm và hoa cây sinh địa (mỗi vị 12 g) sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Lưu ý, nên hái hoa vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm (2) (3).

3. Củ gió

Theo GS. Đỗ Tất Lợi thì sơn từ cô còn là tên gọi của củ gió (một loại dây leo có củ phình to, rất giống dây thanh ngưu đởm đã kể ở trên).

Dây củ gió

Dây củ gió có tên khoa học là Tinospora capillippes, thuộc họ Tiết dê và là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (ở Trung Quốc, nó cũng được xếp vào những loài có nguy cơ tiệt chủng).

Theo thuocnam.mws.vn, rễ củ gió có vị đắng, tính lạnh, thông vào hai kinh Can, Vị và giúp điều trị các chứng như:

  • Cổ họng sưng đau, viêm họng (rất tốt).
  • Ho nhiệt mất tiếng.
  • Cảm nắng, sốt nóng, đau bụng.

Cách dùng: sắc uống mỗi ngày từ 6 – 12 g (nếu bị viêm họng cấp tính và viêm amidan thì sắc 10 g).

Ngoài ra, trong trường hợp bị mụn nhọt sưng tấy hay rắn độc cắn, có thể kết hợp củ gió (10 g) cùng với rau diếp cá tươi (15 g) và thanh mộc hương (10 g), nấu lấy nước uống còn phần bã thuốc thì giã nát rồi đắp lên da.

Tuy nhiên, cũng có tư liệu cho thấy loài này chính là thanh ngưu đởm mà chúng tôi đã đề cập ở trên vì chúng có các tên khoa học đồng nghĩa (5).

Lưu ý

  • Những người có thể tạng hư nhược nên thận trọng khi dùng.
  • Sơn từ cô là vị thuốc hơi độc nên không được dùng quá liều và cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: