Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Rau khúc, thức quà đồng quê và những bài thuốc nam hay thông dụng

Cao chè vằng nguyên chất

Bạn hãy nghĩ xem, có gì “chân quê” hơn cái dẻo thơm của gạo nếp, cái bùi của đậu xanh, cái béo của thịt heo và hương rau khúc mọc trên đồng? Tất cả những hương vị ấy đều có trong chõ bánh khúc vừa dẻo vừa thơm mà người Hà Nội bao đời nay vẫn tự hào mỗi khi nhắc đến!

Thật vậy, rau khúc mọc ở khắp mọi nơi nhưng dường như chỉ hợp với khí hậu miền Bắc. Trước đây, với những người dân ở miền quê, nó như một loài rau dại mọc ở các bờ bãi ven ruộng, ven sông và thường được dùng làm bánh, nấu canh. Thế nhưng, giờ đây, rau khúc đã trở thành đặc sản và những đám rau khúc tươi trên đồng, đôi khi chỉ còn là hồi ức của những người đang nhớ về một thuở xa xưa!

Ở miền Nam, cây rau khúc cũng được liệt kê trong danh sách. Tuy nhiên, giờ đây, thật khó để tìm được rau tươi và thường thì bạn chỉ có thể dùng lá khúc khô hoặc bột rau khúc đã xay sẵn. Và như vậy thì hương vị của rau khúc cũng đã bị giảm đi ít nhiều.

Cây rau khúc

Lá khúc ngon nhất là hái vào buổi sáng, tốt nhất là vừa trải qua một đám mưa đêm. Khi đó, rau khúc xanh mởn, đầy sức sống và hương vị cũng dậy lên. Điều đặc biệt là, loài rau này thường mọc vào khoảng tháng 11 âm lịch, khi thời tiết đã lạnh dần và tươi tốt nhất là vào những ngày gần tiết Thanh minh. Chính vì vậy, rau khúc còn được gọi là thanh minh thảo.

Rau khúc vị thuốc tự nhiên

Trong đời sống hàng ngày, rau khúc còn gắn bó với con người qua những công dụng làm thuốc. Đó là khi không may bị rắn cắn hay bị chấn thương do va đập, người ta lấy ngay một nắm rau khúc tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên. Hay như khi bị cảm sốt, ho hen, chúng ta có thể lấy một ít rau khúc, độ chừng 30 g, đem nấu chung với vài lát gừng tươi và một ít hành để uống giải cảm (hành và gừng chừng 10 g mỗi loại) (3).

Ngoài ra, rau khúc còn được dùng trong các bài thuốc như:

  • Điều trị thấp khớp: sắc uống trong ngày từ 15 – 30 g.
  • Điều trị ho, viêm họng: lấy 30 g rau khúc, 50 g rau diếp cá và 6 g củ rẻ quạt, sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Điều trị cao huyết áp: lấy 30 g rau khúc và 20 g lá dâu nấu như canh rau và ăn hàng ngày.
  • Điều trị hen suyễn: lấy 30 g rau khúc, 16 g cam thảo đất và 20 g lá bồng bồng, sắc lấy nước và chia thành hai lần uống trong ngày.
  • Điều trị viêm khí quản mãn tính: lấy 15 g rau khúc, 10 g khoản đông hoa, 10 g hạt mơ và 10 g tỳ bà diệp, sắc lấy nước uống (3) (4).

(Bánh khúc) Xôi khúc lá sen, thức quà đồng quê Bắc Bộ

Rau khúc gắn bó với con người trong đời sống bình dị, từ chiếc lá thơm đến miếng bánh dẻo và nhất là những tiếng rao bán bánh trong đêm. Chính vì vậy, khi nói về nó, người ta bao giờ cũng dành những vần thơ bình dị nhất mà cũng chân thành nhất:

Mùa xong, đất ải vỡ cày

Cây hoa rau khúc mọc dày ruộng ai.

Con hái về, bột mẹ xay

Nhồi làm sọ bánh, dẻo tay mẹ hiền.

Khúc tần thơm lựng tất niên

Thảo thơm thành kính dâng lên ông bà.

Từ năm ấy, mẹ đi xa

Rau khúc – vị bánh cả nhà không quên.

Bánh giờ khô – bột điện nghiền

Nhớ hoài bánh khúc tay tiên mẹ làm.” (1).

Lưu ý

  • Theo kinh nghiệm của những người dùng lâu năm thì lá khúc thơm ngon, có vị ngọt và giúp nhuận tràng. Vì vậy, những người cơ thể có tính hàn, hệ tiêu hóa kém và dễ bị đau bụng thì không nên dùng.
  • Xôi khúc thơm bổ, tuy nhiên, vì thành phần của nó có nhiều nếp nên những người bị nóng trong người và đang bị mụn nhọt không nên ăn nhiều.

Thông tin thêm

  • Rau khúc có tên khoa học là Gnaphalium affine, thuộc họ Cúc: Asteraceae (2). Ngoài tên gọi này, cây còn được gọi là khúc nếp, khúc tẻ, rau khúc vàng, thanh minh thảo, thử cúc thảo, thử nhĩ, phật nhĩ thảo, hài nhi thảo…
  • Trong làm bánh, người ta thường dùng lá khúc nếp vì lá của loại này thơm ngon hơn khúc tẻ.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: