Nữ uyển là vị thuốc gì?
Cây nữ uyển còn được gọi là cây bạch uyển (vì hoa của nó có màu trắng), dương tu thảo, ngưu vĩ ba sủy … và có tên khoa học là Turczaninowia fastigiata, thuộc họ Cúc.
Cây thuộc dạng thân thảo, lá mọc so le và hoa mọc thành chùm khá đẹp. Khi dùng làm thuốc, người ta thu lấy toàn cây (thường vào mùa xuân hoặc mùa hạ), cắt ngắn rồi phơi khô (1) (2).
Công dụng của vị thuốc nữ uyển
Theo thuocnam.mws.vn, nữ uyển có vị cay, tính ấm, quy vào kinh Phế, Tỳ, Thận và có nhiều công dụng như:
Cách dùng: nấu lấy nước uống mỗi ngày từ 9 – 15 g (theo kinh nghiệm dân gian Trung Quốc) (1) (2) (3).
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được dùng.
Các bài thuốc kết hợp
Bên cạnh cách dùng độc vị, dân gian còn dùng nữ uyển trong các bài thuốc kết hợp để điều trị các chứng như:
1. Điều trị ho, hen suyễn
- Chuẩn bị: 25 g nữ uyển, 15 g kim tiền điếu bạch mễ và 25 g lộ biên kinh (lộ biên kinh còn được gọi là mã thiên tinh, thiên tinh mộc, bạch mã cốt, lộ biên khương, …)
- Thực hiện: nấu lấy nước uống (2).
2. Điều trị chứng mặt đen
- Chuẩn bị: nữ uyển và hoàng đan, liều lượng bằng nhau.
- Thực hiện: lấy hai vị trên nghiền nát, trộn đều lại để dùng nhiều lần, mỗi lần dùng thì lấy 0,1 g bột ấy hòa với giấm rồi uống, ngày uống hai lần (cũng có bài thuốc ghi là hòa với rượu rồi uống) (2).
- Thời gian: nếu là nữ thì uống 10 ngày, nếu là nam thì uống 15 ngày liên tiếp.
Bài thuốc trên đây cũng chính là bài Nữ chân tán – một phát minh của danh y Cát Hồng. Sau này, danh y Tôn Tư Mạc cũng điều chế thành dạng rượu thuốc để nữ giới uống 20 ngày, nam giới uống 10 ngày cho da mặt bớt đen (màu đen sẽ tiết ra khi đi đại tiện).
Lưu ý: Bài thuốc này có hoạt tính mạnh nên không được dùng quá liều và người đang bệnh yếu không được dùng.
Ngoài ra, vì nó có tác dụng hao tiết phế khí quá mạnh nên người hơn 30 tuổi không được uống (theo Thần Nông bản thảo kinh, trang 318) (2).
Thông tin thêm
Nói về bài thuốc Nữ chân tán kể trên, dân gian còn lưu truyền một câu chuyện như thế này:
Vào thời nhà Tống, có một cô gái đẹp bị gả bán vào một gia đình khó khăn. Cuộc sống gò bó khiến cho cô buồn chán sinh bệnh, gương mặt lúc nào cũng tối tăm, về lâu dần sắc mặt biến thành màu đen.
Sau này, nhờ một đạo sĩ kê cho thang Nữ chân tán, cô gái uống một thời gian thì khỏi bệnh, sau một tháng thì da mặt trắng mịn (2).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: