Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Nguyên hoa, loài cây giúp điều trị ho đờm, tích dịch màn phổi và cổ trướng hay hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Về cây nguyên hoa

Nguyên hoa (芫花) là vị thuốc cổ truyền khá nổi tiếng của người Trung Quốc. Hiện nay, ở nước ta, nguồn dược liệu nguyên hoa hầu như đều được nhập từ Trung Quốc.

Ngoài tên gọi này, cây còn được gọi là “lão thử hoa”, “dược ngư thảo”, “náo ngư hoa”, “thủ thống hoa”, “thạch miên bì”, “bào mễ hoa”, “thục tang”, “ngư độc”…

  • Tên khoa học: Daphne genkwa, thuộc họ Trầm: Thymelaeaceae (1).

Cây có thân cao khoảng 50 cm, là dạng thân thảo, phân thành nhiều nhánh với vỏ ngoài màu tím và phần non có nhiều lông.

 

Nụ cây nguyên hoa

Ngay từ tên gọi, vị thuốc  nam hay này cũng đã làm người đọc liên tưởng đến bộ phận được dùng làm thuốc của nó, đó là các bông hoa hay nói chính xác hơn là các nụ hoa (có màu tím nhạt và mọc thành cụm). Nụ hoa nguyên hoa được thu hái vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở rồi đem về phơi khô và sơ chế để làm giảm độc tính.

Nguyên hoa phơi khô

Công dụng làm thuốc của cây nguyên hoa

Theo thuocnam.mws.vn, nguyên hoa có vị cay và đắng, tính hàn và có độc. Mặc dù vậy, với liều lượng phù hợp và theo chỉ định của bác sĩ, nguyên hoa có thể được dùng điều trị nhiều bệnh với các tác dụng như:

  • Thông vào kinh Tỳ giúp dễ tiêu, điều trị táo bón.
  • Thông vào kinh Thận giúp lợi niệu, điều trị tiểu ít.
  • Thông vào kinh Phế giúp điều trị ho, đờm.
  • Giúp giảm đau và giải độc.
  • Giúp sát trùng và tẩy các ký sinh trùng.
  • Điều trị phù toàn thân.
  • Điều trị tích dịch màn phổi.
  • Điều trị cổ trướng kèm theo khó thở.
  • Tác dụng lên các khối u.

Cách dùng: Lấy nguyên hoa sao với giấm theo tỷ lệ khối lượng nguyên hoa và giấm là 4 : 1. Liều lượng: mỗi ngày uống từ 0, 6 – 0, 9 g bằng cách sắc lấy nước uống hoặc tán bột uống. Nếu bị đau bụng do giun lãi, có thể lấy nguyên hoa sao với giấm và hùng hoàng, nghiền nát rồi uống (2) (3).

Bên cạnh đó, nguyên hoa còn được dùng ngoài da theo liều lượng linh hoạt để điều trị ghẻ ngứa, nấm da vì vị thuốc này giúp sát trùng rất tốt (2).

Một số nghiên cứu về nguyên hoa

  • Về rễ cây nguyên hoa: Theo tạp chí International Immunopharmacology, hoạt chất flavonoid có trong rễ nguyên hoa có tác dụng đáng kể đối với việc ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư biểu bì phổi (ở chuột) (4).
  • Về hoa nguyên hoa: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy daphanane diterpene ester được phân lập từ nụ hoa nguyên hoa có tác dụng gây độc đối với tế bào ung thư HL – 60, đồng thời còn giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư biểu bì phổi (ở chuột) (5). Bên cạnh đó, theo tạp chí Phytomedicine, hoạt chất flavonoid được chiết xuất từ hoa nguyên hoa còn có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm đáng kể. Điều này cho thấy tiềm năng làm giảm bệnh viêm thấp khớp của loại thảo dược này (6).

Lưu ý khi dùng

  • Nguyên hoa tác dụng lên cơ trơn tử cung nên phụ nữ có thai không được dùng (2).
  • Không dùng chung nguyên hoa với cam thảo vì hai vị này kị nhau (2).
  • Người có thể chất yếu ớt, hư nhược không được dùng (3).
  • Nguyên hoa là một vị thuốc có độc nên trong mọi trường hợp, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự hướng dẫn phù hợp nhất.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: