Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Nấm kim châm có công dụng gì và lưu ý gì khi ăn để không bị ngộ độc? Cùng tìm hiểu bài viết sau

Cao chè vằng nguyên chất

Vì vậy, nấm kim châm đã trở thành một trong những món ăn được người Nhật ưa chuộng nhất. Không chỉ thế, trên giới giới nói chung và ở nước ta nói riêng, loại nấm này cũng ngày càng trở nên phổ biến trong các bữa ăn gia đình, nhất là với món canh, món lẩu.

Vậy, nấm kim châm có công dụng gì và khi dùng loại nấm này, chúng ta cần lưu ý gì để không bị ngộ độc – một thực trạng đáng quan tâm hiện nay?

Tìm hiểu về Nấm Kim Châm

Nấm tươi sốt cay

Ăn nấm kim châm mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?

Nấm tươi có màu trắng ngà, mềm thơm, khi nấu chín thì dai giòn nên rất khoái khẩu. Có thể bạn đã ăn nấm này nhiều lần, tuy nhiên, bạn có biết nó mang lại lợi ích gì cho sức khỏe không?

Trước tiên, cần nói rằng đây là loại nấm giúp thanh nhiệt cơ thể và bồi bổ cho sức khỏe tổng thể rất tốt.

Nấm nấu lẩu

Bên cạnh đó, nấm này còn có nhiều công dụng đáng ghi nhận như: giúp ổn định huyết áp (tốt cho người bị cao huyết áp), giúp tăng cường sinh lực cho phái mạnh (tốt cho nam giới bị suy giảm khả năng tình dục), giúp hỗ trợ cải thiện chiều cao ở trẻ vị thành niên, giúp hạ mỡ máu (tốt cho người bị máu nhiễm mỡ) và ngăn ngừa viêm loét đường tiêu hóa (2).

Món ăn giúp tráng dương từ nấm kim châm

Được biết, nấm kim châm là loại thực phẩm nổi tiếng giúp tráng dương, dưỡng gan thận nên hợp với nam giới bị suy giảm chức năng tình dục (ở lượng dùng vừa phải).

Trong đó, có thể kể đến món ăn tốt cho phái mạnh là nấm kim châm (100 g) xào với cải thìa (20 g lá cải), tôm nõn (50 g) và các phụ gia khác (như dầu, muối, bột ngọt, đường, hành, củ gừng, nước dùng gà khoảng 750 g…) (3).

Những lưu ý không thể bỏ qua khi dùng nấm kim châm

Đây là loại nấm thơm ngon, tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị ngộ độc đã xảy ra vì nhiều nguyên nhân. Trong số đó, có thể kể đến các nguyên nhân thường gặp sau:

1. Nấu nấm chưa chín kỹ

Nhiều người nấu nấm này với hủ tiếu, mì, nấu canh hoặc làm món sốt… nhưng nấu chưa chín kỹ và sau khi ăn thì bị nôn mửa dữ dội kèm theo nhức đầu. Vì vậy, hãy đảm bảo nấu nấm chín thật kỹ và giữ sôi 10 phút mới tắt bếp, bạn nhé!

Nấm tươi

2. Nấm kém chất lượng, nhiễm chất độc hại

Ở nước ta, nấm kim châm được tự trồng hoặc được nhập từ Trung Quốc (loại này thường có màu trắng tinh, mã vạch bao bì từ 690 đến 695), Hàn Quốc (loại này thường có màu trắng ngà, mã vạch trên bao bì là 880).

Vì vậy, khi dùng, bạn nên mua ở những nơi bán hàng uy tín (thường bán nhiều ở các siêu thị) và cần kiểm tra xem nấm đó có xuất xứ an toàn không nhé (vì đã có nhiều trường hợp trong nấm có chứa chất gây hại hệ thần kinh là axit citric công nghiệp).

3. Nấm hết hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng nấm tươi là có hạn, vì vậy, nếu thấy nấm có nhớt, đổi màu, mềm giập… hoặc hết hạn sử dụng trên bao bì thì không nên dùng vì sẽ rất dễ bị ngộ độc (2) (4).

Thông tin thêm

Tìm hiểu về Nấm Kim Châm

Nấm kim châm có tên khoa học là Flammulina velutipes (1). Theo kinh nghiệm dân gian thì loại nấm này có tính mát (hàn), vì vậy, những người tỳ vị hư hàn hoặc hay bị lạnh bụng không nên ăn.

Một điều khá quan trọng là: các loại nấm nói chung đều mang tính âm, do đó, bạn không nên ăn quá nhiều trong ngày và cũng không nên kết hợp với quá nhiều thực phẩm âm tính khác. Bên cạnh đó, những người sức khỏe yếu cũng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối hoặc những ngày thời tiết lạnh (ngoài ra cũng không nên ăn quá nhiều khi đang đói).

Cuối cùng, dù là món ăn hấp dẫn, mang lại nhiều lợi ích nhưng bạn cũng cần kết hợp loại nấm này với các thực phẩm khác để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bạn nhé!

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: