Vài nét về măng tây
Măng tây có tên khoa học là Asparagus officinalis, thuộc họ Măng tây (Thiên môn đông: Aspatagaceae) (1). Loại cây này có các lá tiêu giảm dưới dạng hình kim và được trồng chủ yếu để lấy măng.
Về phân loại thì có nhiều giống măng tây nhưng ba loại thường được nhắc đến là loại MT trắng, MT xanh và MT tím (dựa theo màu sắc). Trong đó, MT xanh là loại phổ biến nhất.
Mặt khác, các kết quả phân tích cũng cho thấy MT xanh có nhiều giá trị hơn MT trắng (MT trắng chứa aspartic acid nhiều hơn MT xanh nhưng các thành phần vi lượng khác như Kẽm, Đồng, Sắt, Selen… lại ít hơn) (2).
Về đặc tính, MT chia thành cây đực và cây cái. Thông thường, cây đực sẽ được ưu tiên lựa chọn để trồng vì chúng cho năng suất cao và thời gian thu hoạch lâu (vì cây cái thấp hơn vì phải dùng một phần dinh dưỡng cho việc tạo quả và hạt) (4).
Trong ẩm thực, có thể thấy măng tây xào là món được ưa chuộng với nhiều cách kết hợp khác nhau như xào thịt, xào tỏi, xào bắp non, xào tôm, xào đậu hủ, xào nấm hương, xào miến và nấm…).
Măng tây chứa các chất dinh dưỡng nào?
Măng tây là loại thực phẩm có mức lượng năng lượng khá thấp: chỉ 20 kcal/ 100 g. So về hàm lượng của từng thành phần dinh dưỡng thì MT không cao bằng một số loại rau khác nhưng nói về sự đa dạng của các loại dinh dưỡng thì không thể bỏ qua loại rau đặc biệt này. Không chỉ chứa đạm, chất béo, chất xơ…, MT còn chứa hơn mười loại vitamin và bảy loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể (như vitamin B1, B2, C, E, Can xi, Ma giê, Kali, Na tri, Selen… ) (3) (5).
MT là loại rau ngon và có nhiều giá trị về mặt y học. Theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh hữu ung thư quốc tế, măng tây có thể giúp các tế bào ung thư hoạt động bình thường trở lại và ngăn chặn chúng lây lan sang các bộ phận khác. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng MT là thực phẩm lành mạnh cho người ăn chay, đồng thời giúp chống ung thư toàn diện (ung thư hạch bạch huyết, ung thư phổi, ung thư da, ung thư bàng quang…).
Ngoài ra, chất xơ trong MT còn giúp ích cho quá trình tiêu hóa, có lợi cho các bệnh nhân bị tim mạch, xơ cứng mạch máu, béo phì cũng như rối loạn chức năng gan (5).
Nghiên cứu về hoạt tính chống ung thư
Theo tạp chí Carbonhydrate Polymers, chiết xuất polysacarit từ MT có tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư trong ống nghiệm (với dòng ung thư cổ tử cung HeLa và ung thư gan BEL-7404). Qua đó, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chiết xuất măng tây có thể hữu ích đối với việc phát triển các loại thuốc chống ung thư sau này (7).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: