Vì vậy, thuận mua vừa bán – hạt này ngày càng được nhắc đến nhiều trên các trang mạng xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, nó vẫn là sản phẩm mới của thị trường ngách, vì vậy, khâu tiếp thị để quảng bá sản phẩm sẽ đòi hỏi nhiều công sức hơn (vì nhiều người vẫn còn xa lạ với hạt này, thậm chí chưa từng nghe đến tên).
Mặt khác, nhiều người vì mục đích lợi nhuận đã thổi phồng các công dụng của hạt methi. Vậy, giá trị thực tế của nó như thế nào? Loại hạt này có thể giúp chúng ta điều trị bệnh không? Hãy cùng thuốc nam hay của mình tìm hiểu nhé!
Hạt methi là hạt gì?
Hạt methi là hạt của một loại cây họ đậu, có tên khoa học là Trigonella foenum – graecim. Cây này mọc nhiều ở Ấn Độ, Pakistan và các nước Châu Âu, Nam Á khác…
Ở nước ta, nguồn hạt methi chủ yếu được nhập khẩu từ Ấn Độ, có màu vàng và có vị cay cay, hơi đắng (tương tự như nghệ). Đặc biệt, hạt này có mùi thơm đặc trưng nên được người Ấn Độ dùng trong nhiều món ăn truyền thống (người Ai Cập cổ đại còn dùng hạt này để ướp xác, xông hương…).
Các tên gọi khác: hạt cỏ cà ri, hạt fenugreek (1) (2).
Hạt methi có công dụng gì, điều trị bệnh gì?
Vì mới được du nhập vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây nên công dụng của hạt methi chưa được ghi chép chính thức trong y văn dân tộc.
Tuy nhiên, trên thế giới thì loại hạt này đã được WHO công nhận công dụng hạ đường huyết của nó (với cả trường hợp tiểu đường type 1 và type 2). Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường, nếu dùng thêm hạt methi một cách đều đặn và đúng liều lượng thì có thể giảm liều thuốc chống tiểu đường đang uống (theo hướng dẫn của bác sĩ) (1) (3).
Mặt khác, Trung tâm nghiên cứu Khoa học tế bào quốc gia Ấn Độ cũng đã công bố kết quả nghiên cứu về công dụng của hạt methi, cụ thể là: mỗi ngày, cho thêm một muỗng hạt vào các món ăn thông dụng sẽ giúp giảm đường huyết (thông qua việc đo lượng đường trong nước tiểu). Có được điều này là nhờ chất xơ tự nhiên galactomannan (giúp làm chậm sự giải phóng đường vào máu) và một số axít amin (giúp kiểm soát lượng đường trong máu).
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm còn cho thấy hạt methi giúp giảm chứng háo khát, tiểu nhiều lần và sụt cân ở người tiểu đường.
Ngoài ra, hạt này còn được biết đến với các công dụng quý như:
Cách dùng:
Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách dùng và liều lượng phù hợp nhất. Đặc biệt, với người đang uống thuốc điều trị tiểu đường thì cần giảm lượng thuốc đang uống khi dùng loại hạt này (để tránh tụt đường huyết đột ngột gây nguy hiểm cho tính mạng).
Các cách chế biến phổ biến:
- Lấy hạt methi rang cho thơm rồi ăn như một loại thức ăn vặt (ăn 1 muỗng nhỏ là được).
- Chế biến hạt này thành dạng bột rồi hòa với nước và uống (mỗi lần một muỗng nhỏ).
- Nấu thành dạng cháo loãng để ăn (có thể nấu cho nhiều người ăn sao cho liều lượng mỗi người từ 1 – 2 muỗng hạt là được) (1) (2) (3) (4).
Đối tượng cần tránh và những lưu ý khi dùng
- Đối tượng cần tránh: Người đang bị xuất huyết (chảy máu) và phụ nữ mang thai không nên dùng.
- Không dùng hạt methi khi đang uống các loại thuốc nhuận tràng, lợi niệu…
- Không được lạm dụng, dùng quá liều vì sẽ gây các tác dụng phụ không mong muốn (thường là làm đổi màu nước tiểu và mồ hôi…).
- Phản ứng dị ứng: người bị dị ứng với loại hạt này thường sẽ có các biểu hiện sau khi ăn như: sưng phù mặt, lưỡi, khó thở… (1) (3) (4).
Thông tin thêm
Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) vẫn chưa thừa nhận hạt methi như một loại thuốc vì chưa đủ bằng chứng khoa học về tác dụng trị liệu của loại hạt này (1).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: