So với dưa hoàng kim và dưa lưới thì DG mềm, bùi và thơm hơn. Đặc biệt, vào tiết trời nóng bức mà ăn dưa gang dầm đá thì tinh thần sảng khoái, tỉnh táo hẳn ra.
Cách làm món dưa gang dầm đá để giải nhiệt, giải khát, chống say nắng rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần lựa những quả đã chín mềm, thơm ngấy lên, gọt vỏ rồi móc bỏ ruột và hạt bên trong, sau đó lấy thịt quả chẻ nhỏ ra, thêm chút đường, dầm nước đá và thưởng thức.
Vài nét về dưa gang (dưa bở)
Dưa gang có tên khoa học là Cucumis melo L., thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) (1) và gần gũi về họ hàng với dưa hoàng kim, dưa hami và dưa lưới… Khi quả chín, thịt quả mềm và bở ra nên còn được gọi là dưa bở.
So với các loại dưa khác thì DG rất dễ ăn vì nó có vị ngọt nhẹ và rất thơm. Đúng thế, mùi hương DG đã là nguồn cảm hứng của rất nhiều sản phẩm. Bạn đã ăn kẹo hay uống nước giải khát có hương DG rồi chứ?
Dưa gang có tác dụng gì?
Dù chỉ là một loại rau quả bình dân nhưng DG rất được ưa chuộng bởi hương thơm đặc trưng và lớp thịt mềm, nhiều “cát” của nó.
Theo thuocnam.mws.vn, dưa gang có vị ngọt, tính lạnh và có tác dụng:
Không chỉ thịt quả mà vỏ và hạt dưa gang cũng được dùng điều trị bệnh. Chẳng hạn, trong trường hợp bị táo bón, khát nước và ho do nhiệt, có thể lấy 15 – 20 g hạt DG sắc lấy nước uống. Với vỏ quả, có thể dùng để điều trị viêm tiết niệu và sỏi niệu do nhiệt bằng cách sắc uống từ 5 – 25 g mỗi ngày (3).
Dưa gang thích hợp với đối tượng nào?
Được biết, quả dưa gang (khi chín vàng) là loại quả lành tính, rất phù hợp để dùng vào mùa hạ cho các đối tượng như:
Món ăn từ dưa gang
1. Dành cho người bị mất ngủ
Nguyên liệu: dưa gang (200 g), hoa nhài (20 g), đường trắng (200 g) và hạt sen (100 g).
Cách làm: Lấy hoa nhài nấu cho chín kỹ rồi chắt lấy nước, chừng 1 chén. Sau đó, lấy lớp thịt dưa gang xắt thành từng miếng nhỏ, hạt sen cũng giã nhỏ ra rồi cùng cho vào nấu bằng nước hoa nhài. Khi thấy hạt sen chín, ta tắt bếp rồi cho thêm đường vào, trộn đều và ăn (lượng đường có thể ít hơn vì hạt sen và DG cũng đã có vị ngọt sẵn). Với món này, những người đang bị tiểu đường nên dùng loại đường dành riêng cho mình (3).
2. Dành cho người bị táo bón
Nguyên liệu: hạt dưa gang (10 g), đường đỏ (10 g) và khoai lang (30 g).
Cách làm: Lấy hạt dưa gang và khoai lang rửa sạch rồi giã nhỏ, sau đó cho 250 ml nước vào nồi và đun bằng ngọn lửa nhỏ. Khi thấy khoai chín, các bạn cho thêm đường vào, khuấy đều và để nguội. Món ăn này nên ăn vào lúc sáng sớm, sau khi thức dậy và nên ăn đều đặn ít nhất 5 ngày để thấy hiệu quả (mỗi ngày ăn 1 lần) (3).
Lưu ý
- Độc tính: Cuống dưa gang có vị đắng và có độc, có thể gây ra buồn nôn, tụt huyết áp và khó thở nếu vô tình ăn phải. Trong y học, nó được dùng để giải độc thức ăn bằng cơ chế gây nôn (dùng cùng đậu đỏ). Tuy nhiên, bộ phận này ít được sử dụng vì có nhiều thảo dược khác thay thế tốt hơn (3) (4).
- Đối tượng kiêng kị: Những người thuộc thể tạng hư hàn, bị tiểu đường, hư nhược gầy yếu hay đang bị các bệnh về đường ruột không nên dùng loại quả này. Bên cạnh đó, những người có phổi và dạ dày hư hàn, đầy trướng cũng không nên ăn DG (3) (4) (5).
- Lựa chọn khi dùng: Nên ăn những quả DG đã chín mềm và thơm (thường là vỏ quả sẽ bị nứt). Nếu ăn nhiều dưa gang chưa chín sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa và cơ thể (4). Bên cạnh đó, nên chọn nguồn dưa sạch, an toàn để làm thực phẩm vì dưa gang rất dễ bị dòi tửa (ngay cả khi quả còn non, dòi tửa vẫn có thể khiến quả bị biến dạng, vặn vẹo).
- Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng để có các hướng dẫn cụ thể hơn về liều lượng cho từng đối tượng.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: