Vài nét về cây cúc mắt cá
Cây cúc mắt cá có tên khoa học là Dichrocephala integrifolia, thuộc họ Cúc. Ở Trung Quốc, cây được gọi là phục linh thái (茯苓菜) (1) (2).
Lá cây có hình đàn lia và xẻ hai thùy đối nhau ở gốc lá. Hoa cúc mắt cá có dạng hình tròn và có màu trắng, có nhiều lá bắc.
Ở nước ta, loại cúc này mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc.
Cây cúc mắt cá có công dụng gì?
Toàn cây đều được dùng làm thuốc và thường được hái vào mùa hè, dùng tươi hay dùng khô đều được.
Làm thuốc uống: Theo thuocnam.mws.vn, cúc mắt cá có vị đắng, chua, cay và được biết đến với các công dụng như:
Cách dùng: mỗi ngày sắc uống từ 10 – 15 g toàn cây.
Riêng với các chồi hoa, dân gian Indonesia còn sắc lấy nước uống giúp lợi tiểu và thúc đổ mồ hôi.
Dùng ngoài da: Toàn cây còn được dùng ngoài da trong trường hợp đinh nhọt: giã nát cây tươi rồi đắp lên hoặc giã nát cây tươi cùng một ít gạo và muối rồi đắp lên hai hoặc ba lần mỗi ngày.
Bên cạnh đó, cây cúc mắt cá lúc còn non còn được dùng ngoài da bằng cách nấu cùng các vị thuốc khác để làm nước rửa âm đạo (dùng cho phụ nữ bị khí hư, bệnh lậu).
Với trường hợp bong gân, dân gian vừa giã cây cúc mắt cá tươi đắp lên, bó bên ngoài; vừa lấy 5 g bột cúc mắt cá hòa với rượu rồi uống (2).
Các nghiên cứu về cây cúc mắt cá
Đây là loại thảo dược được nghiên cứu nhiều và cũng có nhiều hoạt tính đáng kể như:
- Tác dụng cải thiện trí nhớ: Khi tiến hành thí nghiệm trên chuột bị suy giảm trí nhớ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng: chiết xuất nước từ cây cúc mắt cá có tác dụng cải thiện đáng kể trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn về không gian, cải thiện năng lực học tập và chống lại suy giảm trí nhớ do scopolamine gây ra. Vì vậy, cúc mắt cá được xem là loài cây tiềm năng giúp quản lý bệnh mất trí nhớ (thay vì phải dùng các loại thuốc tây với nhiều tác dụng phụ). Có thể thấy, kết quả nghiên cứu này đã cung cấp thêm minh chứng khoa học cho việc dân gian nhiều nước trên thế giới dùng cây này như một thảo dược ngăn ngừa bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ (3).
- Tác dụng diệt giun: Theo tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất etanolic từ lá cây có tác dụng chống lại sự tồn tại của phôi trứng ký sinh trùng (giun Heligmosomoides bakeri), với hiệu suất chống lại sự hình thành phôi và sự nở của trứng đều lớn hơn 80 % (4).
- Tác dụng giảm lo âu: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, chiết xuất nước từ lá cây này có tác dụng giải lo âu và an thần. Điều này cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc dân gian dùng cây thuốc này trong điều trị nhức đầu, viêm dây thần kinh và lo âu (5).
- Tác dụng chống viêm và chống ung thư: Theo tạp chí Phytochemistry Letters, nhiều hoạt chất có trong cây có tác dụng chống viêm và chống ung thư (có ít nhất hai hoạt chất chống lại tế bào ung thư tuyến tiền liệt DU145 (ở người) (6).
- Tác dụng bảo vệ não: Theo tạp chí African Journal of Traditional, Complementary and Alternative Medicines, kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy lá cây cúc mắt cá có hoạt chất giúp bảo vệ não, giúp não chống lại độc tính thần kinh (7).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: