Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường có gì khác biệt không?

Cao chè vằng nguyên chất

Tại sao người tiểu đường cần có chế độ ăn riêng?

Hầu hết các loại bệnh mãn tính trong cơ thể đều do cách ăn uống mà ra. Bệnh tiểu đường cũng vậy. Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đồ dầu mỡ, chất béo, tinh bột, đường nhưng lại ăn ít rau xanh, hoa quả khiến cho cơ thể không thể hấp thu và chuyển hóa được hết. Lượng insulin sản xuất ra không đủ để chuyển hóa đường hoặc insulin đã không còn hoạt động tốt khiến đường đọng lại trong máu nhiều hơn. Do đó, chế độ ăn của người bị tiểu đường chính là loại “vũ khí” lợi hại nhất để chống lại bệnh này!

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tắc mạch máu, nhiễm trùng, hoại tử, suy thận, đột quỵ,… Những biến chứng này đa phần là do lượng đường trong máu quá cao. Vậy nên, thiết lập một chế độ ăn riêng để tầm soát lượng đường trong máu sẽ ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm và bảo vệ tính mạng của bạn.

Tìm hiểu thêm về tiểu đường

Chế độ ăn của người bị tiểu đường có gì khác biệt?

Đừng ai nhầm lẫn chế độ ăn của người bị tiểu đường như một thực đơn giảm cân. Điều này không những không có lợi mà còn khiến cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động và chống lại bệnh tật. Dưới đây là những điều mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý trong chế độ ăn hàng ngày.

Với các loại thức ăn chứa tinh bột

Nên ăn các loại thực phẩm như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, đậu đen, hạt chia, hạt lanh,…Đây là những loại ngũ cốc thô, chưa được chà xát nên còn nguyên lớp vỏ rất giàu vitamin và khoáng chất, cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Nhưng, lượng tinh bột nạp vào cơ thể của người tiểu đường cũng chỉ nên vào khoảng 60% so với người bình thường. Có quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng gánh nặng phải chuyển hóa glucose và sẽ khiến tuyến tụy phải làm việc ‘mệt’ hơn.

Với các loại thức ăn có chất đạm

Trong chế độ ăn của người bị tiểu đường nên hạn chế đến mức tối đa các loại thực phẩm đóng hộp như patê, xúc xích, thịt hộp,… mà thay vào đó nên sử dụng trứng, cá, sữa không đường, đậu. Nên kiêng tuyệt đối da gà, da vịt vì chứa nhiều cholesterol xấu, có hại cho sức khỏe. Ưu tiên cá mòi và cá chích vì chứa rất nhiều chất béo có lợi cho cơ thể, đảm bảo đủ dinh dưỡng và nguồn năng lượng cho các tế bào hoạt động.

Với loại thức ăn từ rau – trái cây

Mỗi ngày, bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau xanh và trái cây để cung cấp lượng chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Các loại rau lá xanh được chế biến kiểu hấp hoặc luộc sẽ được ưu tiên nhiều hơn. Và việc ăn cả xác rau sẽ tốt hơn nhiều so với uống nước ép vì bệnh nhân tiểu đường cần một lượng lớn chất xơ trong cơ thể.

Lưu ý, không nên ăn nhiều các loại trái cây có nhiều đường như vải, nhãn, nho, xoài,… vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Khám phá dinh dưỡng trong một ngày của người bệnh tiểu đường

Bữa sáng

Nên ăn sáng sớm vào khoảng từ 7 – 8h sáng. Nên dùng hoàn toàn hoa quả ít ngọt: bưởi, dâu tây, cam, táo, lê, bơ, đào, dứa, lựu,… Nên sử dụng ít nhất 4 loại quả vào buổi sáng và có thể làm thành salad hoa quả nếu như muốn. Lượng hoa quả ăn vào ít nhất bằng trọng lượng cơ thể nhân với 10 gram.

Mẹo nhỏ: Dùng một cành lá húng cùng miếng gừng (kích cỡ bằng đốt tay nhỏ). Phải nhai chậm rãi để tập thể dục cho cơ hàm và giữ trong miệng 5 phút. Nước của húng và gừng đi vào ruột non đóng vai trò như một tác nhân gửi truyền tín hiệu kích thích, chuẩn bị cho tuyến tụy sản xuất insulin.

Trong chế độ ăn của người bị tiểu đường lâu năm nên bổ sung thêm 1 phần rau củ và 1 trái nước dừa vào buổi sáng.

Bữa trưa

Bổ sung một phần tinh bột từ gạo lứt, bánh mì đen hoặc yến mạch (Có thể sử dụng cơm trắng nhưng nên hạn chế) và thêm trứng, thịt, cá, rau xanh. Không nhất thiết phải có đầy đủ cả trứng, cá, thịt trong cùng bữa nhưng bữa trưa cần có protein, chất béo, chất đạm từ ít nhất 1 trong những loại trên.

Bữa tối

Bổ sung rau, lá, củ, quả ít nhất bằng trọng lượng cơ thể nhân với 5gram. Bổ sung thêm một món chứa đạm, protein ( 1 phần thịt hoặc cá hoặc đậu nành nhỏ).

Bữa phụ

Ăn thêm các bữa phụ vào lúc 9h30 và 15h. Bữa phụ gồm những loại hạt như hạnh nhân, óc chó và một trái dừa tươi, sinh tố rau củ quả.

Lời khuyên khi áp dụng chế độ ăn của bị tiểu đường

Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất, bác sĩ chuyên gia nội tiết đã đưa ra những lưu ý như sau:

– Thứ nhất, điều trị bệnh tiểu đường là quá trình lâu dài, đến cuối đời và không được bỏ ngang.

– Thứ hai, muốn điều trị tiểu đường, bên cạnh việc tuân thủ theo chế độ ăn của người bị tiểu đường thì cần phải tập luyện thể thao, tránh căng thẳng, stress và sử dụng thuốc (nếu có chỉ định của bác sĩ).

– Thứ ba, có thể sử dụng thêm các bài thuốc nam hay hoặc các loại sản phẩm dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt là một trong những sản phẩm dinh dưỡng phù hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Nó được làm từ màng cám của hạt gạo lứt, chứa cực kỳ nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đặc biệt, những chất này sẽ kích thích quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng một cách nhanh chóng hơn.

Mỗi ngày, bạn chỉ cần sử dụng 2 ly tinh chất gạo lứt Dinh dưỡng F1 vào bữa ăn phụ là có thể đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: