Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Chanh dây thanh nhiệt, giúp điều trị tiểu đường và cao huyết áp hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Nếu như trước đây, nhiều người ở quê tôi nhìn quả chanh dây và đắn đo không biết nó ăn được hay không thì bây giờ, chanh dây đã có mặt trong rất nhiều món ăn, thức uống: từ nước giải khát cho đến mứt, rau câu, kem, sữa chua, kẹo…, món nào cũng có thể dùng chanh dây để tạo màu và hương vị. Không chỉ thế, loại quả này còn được dùng làm mặt nạ dưỡng da.

Dù được gọi là chanh dây nhưng loại dây leo này lại không thuộc họ Cam chanh mà thuộc họ Lạc tiên, có tên khoa học là Passiflora edulis (1). Ngoài tên gọi này, chanh dây cũng được gọi là dây mát, lạc tiên trứng, chùm bao trứng, chanh leo, tây phiên liên…

Quả chanh dây có tác dụng gì?

Chanh dây có rất nhiều loại, xét về hình dáng thì có hai loại phổ biến là quả tròn và quả hình trứng, xét về màu sắc thì cũng có hai loại phổ biến là quả vỏ tím và quả vỏ vàng (khi chín).

Hoa và quả chanh dây

Nếu xem qua thành phần dinh dưỡng của chanh dây, bạn sẽ thấy loại quả này cung cấp năng lượng ở mức tương đối (97 kcal/100 g thịt quả vỏ tím). Ngoài đường, chất xơ, chất béo, chất đạm thường thấy trong nhiều loại quả khác, quả chanh dây còn chứa một số vitamin, khoáng chất thiết yếu như: vitamin B3, B2, B9, vitamin C, vitamin A, Can xi, Sắt, Ma giê, Phốt pho, Ka li và Kẽm (1).

Được biết, bên cạnh công dụng thanh nhiệt, quả chanh dây còn có tác dụng kích thích vị giác, làm thông ruột, an thần và giảm đau. Như vậy, sau những buổi đi làm về, một ly chanh dây sẽ giúp bạn vừa giải khát, giải nhiệt lại vừa tốt cho sức khỏe! (3).

Chanh dây vỏ vàng

Công dụng của dây và rễ chanh dây

Dây: Dây chanh dây, ngay từ tên gọi “dây mát” đã cho thấy công dụng chính của nó là thanh nhiệt. Ngoài ra, dây chanh dây còn được biết đến với nhiều tác dụng quý như:

  • Giải độc gan.
  • Giúp giảm sưng, viêm, đau họng, khàn tiếng.
  • Giúp lợi tiểu.
  • Điều trị đờm và ho (do phổi nóng).
  • Điều trị cao huyết áp.
  • Điều trị tê liệt và viêm khớp.
  • Điều trị viêm âm đạo.
  • Điều trị tiểu tiện ra nước trắng đục.

Liều lượng: dùng từ 25 – 50 g, sắc lấy nước uống mỗi ngày (2) (3).

Rễ: Rễ chanh dây cũng được dùng điều trị viêm khớp bằng cách sắc lấy nước uống từ 25 – 100 g mỗi ngày (tùy tình trạng bệnh và theo chỉ dẫn của thầy thuốc) (3).

Một số bài thuốc nam hay kết hợp từ chanh dây

1. Điều trị tiểu đường, phù thũng

Để thực hiện bài thuốc nam hay này, bạn cần tìm hai quả chanh dây, 40 g rễ tranh, 150 g củ từ, cây trái nổ, kỷ tử và râu bắp (mỗi loại 25 g). Trước tiên, bạn rửa sạch tất cả các vị thuốc trên (riêng chanh dây thì có thể cắt làm hai) rồi cho vào nồi, đổ nước ngập đều và nấu đến khi còn khoảng 3 chén nước thì ngưng. Thuốc này chia thành ba lần uống trong ngày (3).

2. Hỗ trợ giảm cân

Ngoài việc uống chanh dây, chị em phụ nữ cũng có thể dùng kết hợp chanh dây với bí đao và hạt ô mai để mang lại hiệu quả cao hơn. Với chanh dây, các bạn múc lấy phần ruột sao cho vừa khoảng 1 ly. Với bí đao, các bạn gọt vỏ, bỏ ruột, chỉ lấy phần thịt bí màu xanh (khoảng 600 g) rồi cắt nhỏ thành sợi và đem ngâm với nước muối (1 muỗng muối), đợi các sợi bí mềm thì vớt ra, để ráo.

Sau đó, các bạn lấy 5 hạt ô mai cho vào chung với lượng bí đao và chanh dây đã chuẩn bị, trộn đều lại, đậy kín rồi để qua một đêm thì bắt đầu dùng (có thể để trong ngăn mát tủ lạnh) (3).

Chanh dây

3. Làm mặt nạ dưỡng da

Ngoài các công dụng trên, các chị em làm đẹp còn chia sẻ nhau cách dùng chanh dây làm mặt nạ dưỡng da, giảm mụn. Bạn cũng có thể thử với công thức làm đẹp này, tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu da bạn đang bị trầy xước hoặc thuộc type da nhạy cảm thì không nên dùng nhé. Ngoài ra, khi bắt đầu dùng cho da mặt, bạn nên thử trước ở da tay hoặc cổ xem độ kích ứng như thế nào nhé.

Cách làm như sau: Lấy một quả chanh dây, múc lấy phần ruột rồi trộn với 1 muỗng bột nghệ vàng, sau đó đắp lên da và massage nhẹ làn da. Sau khoảng 15 phút, bạn gỡ bỏ lớp mặt nạ rồi rửa lại với nước thật sạch. Mỗi tuần, bạn có thể đắp hai hoặc ba lần mặt nạ này.

Lưu ý

  • Liều lượng: Chanh dây là thức uống giải khát, giải nhiệt rất tốt nhưng chỉ nên uống một đến hai ly mỗi ngày, không nên uống quá nhiều (vì sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như sót ruột, chóng mặt, buồn nôn, loạn nhịp tim…).
  • Sử dụng: Không nên uống chanh dây với quá nhiều đường hoặc uống quá chua và cũng không được dùng chung với nhân sâm, thuốc an thần hay các thuốc chống đông (để tránh tương tác thuốc).
  • Dị ứng: Mùi hương hơi gắt của chanh dây có thể gây khó chịu với một số người. Mặt khác, loại quả này cũng có thể gây dị ứng đối với những người có cơ địa mẫn cảm (với các biểu hiện như nổi mề đay, hen suyễn, khó thở…).
  • Đối tượng: Những người bị loét dạ dày và tì vị hư hàn không nên dùng (4).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: