Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây thông đất mọc ở đâu nhiều nhất ?

Cao chè vằng nguyên chất
Cây thông đất mọc ở đâu và thường phân bố ở các tỉnh nào ? Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những khu vực có trữ lượng cây thông đất mọc nhiều nhất.

Cây thông đất là một thảo dược giúp phục hồi trí nhớ, điều trị chứng xa xút trí tuệ, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. Vậy cây thông đất mọc ở đâu ? Đây là thông tin mà nhiều người muốn biết để tìm, thu hái và sử dụng cây thuốc này.

Cây thông đất là một thảo dược khá mới lạ với nhiều người, đây là loại thảo dược liệu mới được phát hiện gần đây nên những thông tin về cây thuốc này còn khá ít. Một số người cho rằng cây thông đất mọc ở dưới nước, một số lại nói cây này mọc ở trên đồi. Vậy thực hư ra sao chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Cây thông đất có tên khoa học là Lycopodiaceae, thuộc họ Thạch tùng là một trong những loài thực vật nguyên thủy lâu đời nhất. Chúng không có hoa, cũng không có hạt, chúng phát triển bằng các bào tử tạo ra ở nách lá.

Cây thông đất mọc ở đâu ?

Thông đất thường phân bố ở các cánh rừng nhiệt đới (Có khí hậu ẩm, mưa nhiều), cây thường mọc ở đất hoặc thậm chí chúng còn mọc ở thân các cây gỗ lớn lâu năm trong rừng.

Do có hình dáng giống cây thông (Nhưng không thuộc họ thông) mà lại mọc ở dưới mặt đất nên người dân thường gọi là cây thông đất.

Cây thông đất

Cây thông đất

Ở nước ta khu vực nào có nhiều cây thông đất ?

Cây thông đất có nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa…. ngoài ra cây còn mọc ở một số tỉnh niềm Trung như Lâm Đồng, Quảng Nam….

Hiện nay nguồn dược liệu thông đất 100% vẫn dựa vào tự nhiên, là một dược liệu quý, khả năng phát triển chậm do sử dụng cơ chế phát triển bằng các bào tử (Đây là cơ chế nguyên thủy) nếu chúng ta không có những nghiên cứu, phát triển cây dược liệu này thì thời gian tới chúng có thể đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt nguồn dược liệu từ tự nhiên do khai thác không đi đôi với bảo tồn và phát triển.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: