Cây nàng hai còn được gọi là cây ngứa….
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Urtica dioica L.
Khu vực phân bố
Cây nàng hai mọc ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Ở nước ta cây mọc nhiều ở một số tỉnh phía Nam như: Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Vũng Tàu….
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm lá, thân và rễ của cây đều dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Cây thường được thu hái vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, bằng cách nhổ cả cụm cây, để riêng rễ và lá, đem chặt ngắn phơi khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Cây có tính độc, rất ngứa nên còn được gọi là cây ngứa. Lông cây nàng hai khi dính vào da sẽ gây ngứa, nổi đỏ rất khó chịu bởi trong lông có chứa dịch chất acide formique, chất này gây ngứa, khiến người bị tiếp xúc gãi liên tục gây nổi mụn.
* Công dụng của cây nàng hai
Những thông tin về cây nàng hai khá ít ỏi, vị thuốc này mới được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Cây thường dùng để điều trị một số bệnh sau:
- Tác dụng điều trị sốt kéo dài
- Tác dụng điều trị xưng đau, viêm khớp
Cách dùng, liều dùng
Điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp: Dùng lá tươi giá nát đắp vào vùng da bị đau trong thời gian 40 phút, mỗi ngày làm 2 lần. Duy trì trong thời gian khoảng 1 tuần sẽ có hiệu quả.
Điều trị sốt kéo dài: Theo kinh nghiệm của người Ấn Độ (Chưa có liều dùng cụ thể)
Tuy có độc tính ở lông, nhưng khi nấu (đun sôi) độc tính trong lông sẽ hết và có thể ăn được. Thời kỳ đói kém người dân vẫn dùng rau nàng hai để luộc, xáo nấu ăn hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Khi thu hái cẩn thận với lông nàng hai (Lông này dính vào da sẽ gây mẩn ngứa rất khó chịu)
Gửi câu hỏi cần giải đáp: