Cây mực, ngoài Bắc còn gọi là cây phèn đen.
Rất nhiều người nhầm lẫn cây mực với cây cỏ mực (Một loại cây thân mềm, mọc sát đất, ngoài bắc thường gọi là cây nhọ nồi) Cây này không phải là vị thuốc mà chúng ta đang tìm.
Cây có tên khoa học là Phyllanthus reticuiatus Pọir
Mô tả hình dáng cây mực
Cây có lá giống lá rau ngót, quả nhỏ khi chín có màu tím. Nghe nói ngày trước quả thường dùng làm màu nhuộm, ngày còn nhỏ chúng tôi thường ăn quả cây này thấy có vị hơi ngọt và chát nhẹ.
Xem hình ảnh để thấy rõ hơn.
Phân bố, thu hái và chế biến
Chúng tôi thấy cây phân bố ở khắp các tỉnh thành từ Bắc trí Nam. Toàn bộ cây gồm lá, thân và rễ cây mực đều được dùng làm thuốc.
* Công dụng của cây mực
Theo thuocnam.mws.vn cây có tính mát thường dùng điều trị những bệnh sau:
- điều trị bí tiểu, tiểu rắt, tiểu có mủ do viêm nhiễm
- Thân cây còn dùng điều trị lên đậu
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh suy thận (Cây mực là 1 trong 4 vị thuốc của bài thuốc nam điều trị bệnh suy thận nổi tiếng ở Bình Định)
- Lá tươi có tác dụng điều trị rắn độc cắn
- điều trị chảy máu chân răng
Cách dùng, liều dùng
- điều trị bí tiểu: Cây khô 20-40g sắc nước uống hàng ngày.
- điều trị suy thận, thận hư: Cây quýt gai 20g, cây mực 20g, cây nổ 20g, cây muối 20g sắc với 1,2 lít nước. Sắc cạn còn khoảng 200ml nước, chia 3 lần uống trong ngày.
- điều trị chảy máu chân răng: Lá khô, lá long não, xuyên tiêu (mỗi vị 20g) sắc nước uống hàng ngày.
- điều trị rắn độc cắn: Cây có tính sát khuẩn cao nên thường dùng lá tươi nhai đắp vào vết rắn cắn để tiêu độc.
Địa chỉ bán cây thuốc này ở đâu ?
Để đặt mua vị thuốc trên và các vị thuốc nam hay trong bài thuốc nam điều trị thận hư, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
Gửi câu hỏi cần giải đáp: