CÂY MÍT LÀ CÂY GÌ?
Cây mít là loại cây ăn quả phô biến tại các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên, đặc điểm, thành phần dược chất quý của mít thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu thông tin về loại cây này qua bài viết dưới đây.
CÂY MÍT LÀ GÌ?
Mít là giống cây ăn quả, có nhiều loại như mít mật, mít ướt, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam)… ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực như nói trên, nhiều bộ phận của mít còn là vị thuốc.
Cây mít có tên khoa học là: Artocarpus heterophyllus
Mít là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil.
Cây thuộc họ Dâu tằm Moraceae
Nguồn gốc: Cây Mít được cho là có nguồn gốc Ấn Độ và Bangladesh.
Cây Mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Nói chung Cây Mít thích những khí hậu nóng và mưa nhiều. Vì vậy ở Vìệt Nam từ Bắc chí Nam, đâu cũng trồng mít
CÂY MÍT CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?
Mít thuộc loại cây gỗ cao từ 8 đến 15 m, bộ rễ gắn sâu, chống hạn tốt, nhưng muốn có sản lượng cao, chỉ nên trồng ở những vùng có lượng mưa từ 1.000 mm trở lên, nếu không tưới. Ngược lại, mít chống úng kém và những năm bị lụt, trên những đất bị úng, mít là cây chết trước tiên.
Mít dễ tính về mặt đất đai, đất dù xấu, nhiều sỏi đá, miễn là thoát nước đều có thể trồng mít, nhưng muốn cây to, sản lượng nhiều phải trồng ở đất phù sa thoát nước – Người ta nói : trồng mít xa nhà không có trái, hàm ý nói ở nơi đất xấu, ít chăm bón, sản lượng thấp.
Mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được lớn nhất có giá trị thương mại, hình bầu dục kích thước (30-60) cm x (20-30) cm. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt, có thể mua được ở Mỹ và châu Âu trong các cửa hàng bán các sản phẩm ngoại quốc. Sản phẩm được bán trong dạng đóng hộp với xi rô đường hay có thể mua ở dạng quả tươi ở các chợ châu Á. Các lát mỏng và ngọt cũng được sản xuất từ nó. Mít cũng được sử dụng trong ẩm thực của khu vực Đông Nam Á, trong các món ăn của người Việt Nam và Indonesia.
THÀNH PHẦN DƯỢC CHẤT CỦA CÂY MÍT VÀ CÁC BỘ PHẬN
Cây mít được trồng phổ biến khắp nước ta, có rất nhiều loại như mít mật, mít dai, miền Nam còn có loại mít tố nữ.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc. Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt múi mít chín có protein 0,6 – 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 – 14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructos, glucos, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho.
Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7 – 15cm.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY MÍT CHỮA BỆNH GÌ?
Theo y học cổ truyền toàn bộ cây mít đều sử dụng chữa bệnh. Quả xanh chát làm săn da. Quả chín với các múi mít có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Hạt mít có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm, có tác dụng tu dưỡng ích khí, thông sữa. Nhựa có vị nhạt, tính bình, có tác dụng tán kết tiêu thũng, giải độc, giảm đau. Lá mít lợi sữa, giúp tiêu hoá, an thần.
CÂY MÍT CÓ CÔNG DỤNG GÌ: CHỐNG LẠI UNG THƯ
Mít giàu nguồn dinh dưỡng thực vật như lignans, isoflavones và saponins, đây là những chất có tác dụng chống ung thư và chống lão hóa.
CÔNG DỤNG CÂY MÍT: BỔ MÁU
Đây là một trong những loại hoa quả rất giàu chất sắt. Vì vậy, nó giúp ngăn ngừa các vấn đề thiếu máu ở phụ nữ. Mít giúp khắc phục tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Nó giúp thúc đẩy các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường trong cơ thể.
TÁC DỤNG CỦA CÂY MÍT: LÀM ĐẸP DA
Hàm lượng vitam A và các loại vitamin khác trong trái mít có tác dụng tăng cường cấu trúc làn da, làm chậm quá trình lão hóa da. Việc sử dụng mít hàng ngày với số lượng hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng làn da bị thâm sạm do các tác nhân môi trường như khói bụi, ô nhiễm, vi khuẩn… Từ đó tăng cường sức đề kháng cho da, hạn chế nguy cơ da mắc các bệnh nhiễm trùng.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY MÍT: LỢI CHO ĐƯỜNG TIÊU HÓA, XƯƠNG KHỚP
Mít cũng được biết đến là có chứa những hợp chất chống viêm loét. Nhờ vậy mà giúp điều trị rối loạn viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Hơn nữa, nhờ giàu chất xơ nên mít ngăn chặn chứng táo bón và hỗ trợ sự vận động của dạ dày được thoải mái. Những chất xơ này cũng giúp bảo vệ các màng nhầy của ruột kết bằng cách loại bỏ hóa chất carcinogetic khỏi ruột già.
Trong trái mít rất giàu magiê và canxi. Những khoáng chất này giúp cơ thể bạn ngăn chặn các nguy cơ viêm khớp và loãng xương.
TÁC DỤNG CỦA MÍT: GIẢM CÂN, HUYẾT ÁP
Mít tốt cho giảm cân, vì nó chứa ít calo hơn những loại trái cây khác. Nó không chứa bất kỳ loại chất béo bão hòa hoặc tinh bột. Có rất nhiều phụ nữ đã xếp mít trong thực đơn – chế độ ăn uống giảm cân của mình.
Mít là loại trái cây rất giàu hàm lượng kali (303 milligram kali trong 100 gram mít), nên nó có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể. Thường xuyên tiêu thụ mít có thể giữ cho huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát. Mít cũng hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh khác liên quan đến tim và đột quỵ.
CÁCH SỬ DỤNG CÂY MÍT HIỆU QUẢ
Mít là loại trái cây có nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, cách dùng nó để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể thì không phải ai cũng biết.
CÁCH SỬ DỤNG CÂY MÍT CHỮA BỆNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Lá mít 20g sao vàng sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Dùng liền 5 ngày.
Có thể phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
CÁCH DÙNG CÂY MÍT GIẢI RƯỢU
Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả.
Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông.
Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều.
Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được.
Để mít nguội, đem ướp lạnh.
Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh.
CÁCH DÙNG CÂY MÍT LỢI SỮA
Dùng lá mít tươi (30 – 40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa.
Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm.
Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3 -5 ngày.
CÁCH SỬ DỤNG MÍT TRỊ BỆNH HUYẾT ÁP THẤP
Lá và vỏ mít, mỗi thứ 20g sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 100ml.
Chia 2 lần uống trong ngày.
Dùng liền 5 ngày.
HÌNH ẢNH CÂY MÍT
Mít thuộc loại cây gỗ cao từ 10 – 15m, vỏ dày màu xám sẫm, cánh nhánh nhiều. Cành non có lông và vết vòng quanh thân.
GIÁ BÁN, NƠI BÁN CÂY MÍT BAO NHIÊU TIỀN?
Trên thị trường hiện nay giá 1kg dao động từ 15.000 – 30.000 vnđ tùy loại. Hiện cây mít được trồng chủ yếu để khai thác quả và lấy gỗ làm đồ mỹ ghệ. Do đó, nếu muốn mua mít để chữa bệnh bạn có thể dùng quả của loại cây này. Khi tìm mua mít, bạn nên chú ý lựa chọn địa chỉ tin cậy, tránh mua loại mít Trung Quốc không tốt cho sức khoẻ.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: