Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây hoắc hương giúp trị nhiều bệnh hay mà không hề hay biết

Cao chè vằng nguyên chất

Cây hoắc hương là vị thuốc quý hiếm cực kì phổ biến tại các quốc gia châu Á. Theo y học hiện đại, hoắc hương có khả năng kháng vi khuẩn phổ rộng, tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa nên được dùng để trị ợ nóng, đầy hơi, kiết lỵ, tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, hôi miệng…

 
Hoắc hương là một trong những vị thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Việt Nam.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Cây hoắc

Tên Hán Việt: Tô hợp hương, Hợp hương, Linh lung hoắc khử bệnh, Đầu lâu bà hương, Bát đát la hương, Đa ma la bạt hương, Gia toán hương, Quảng hoắc hương, Tiên hoắc hương, Thổ Hoắc hương, Miêu vĩ ba hương, Miêu ba hổ, Ngư hương, Thủy ma diệp, Kê tô.

Tên khoa học: Pogos cablin (Blanco) Benth.

Họ: Hoa Môi (Lamiaceae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Hoắc hương là cây thân thảo có thân vuông, màu nâu tím, cây mọc thẳng có phân nhánh. Lá mọc đối xứng, phiến lá hình trứng, cả hai mặt đều có lông nhưng phần dưới nhiều lông hơn, phần mép có hình răng cưa, lá dài khoảng 10 cm, rộng 2.5 – 7cm. Hoa cây hoắc hương có màu tím nhạt, mọc dưới thành xim co, ở kẽ lá hay phần ngọn. Quả bế có hạt cứng. Cây có mùi thơm nhẹ, vị hơi cay, đắng. Hoắc hương có thể được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành vào mùa xuân.

Phân bố: Hoắc hương được trồng ở nhiều nước Đông Nam Á và Đông Á, nhất là ở Trung Quốc, Indonesia. Tại Việt Nam, hoắc hương được trồng nhiều tại các tỉnh phía Bắc như: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng:  Lá (nên chọn lá nguyên vẹn, mùi thơm nồng).

Thu hái: Hoắc hương thường được thu hái quanh năm trước khi ra hoa. Tuy nhiên, dân gian thường thu hái hoắc hương nhiều nhất là vào tháng 4 – 6 hằng năm.

Chế biến: Phần lá sau khi được thu hoạch phơi dưới bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khi khô thì cho vào túi bảo quản.

Bảo quản: Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm mốc hay ánh sáng trực tiếp.

4. Thành phần hóa học

Khoảng 1.2% cây hoắc hương là tinh dầu, trong đó thành phần chính của tinh dầu là alcohol patchoulic, patchoulen, benzaldehyd,  eugenol, sesquiterpen,  cadinen, epiguaipyridin.

5. Tính vị

  • Tính hơi ôn (theo ghi chép trong Biệt Lục).
  • Vị ngọt đắng (theo ghi chép trong Trân Châu Nang)
  • Vị cay, tính hơi ôn (theo ghi chép trong Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Vị cay, tính hơi ấm (theo ghi chép trong Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

6. Qui kinh

  • Vào kinh túc âm Tỳ, thủ Thái âm phế (theo ghi chép trong Thang Dịch Bản Thảo).
  • Vào kinh Tỳ, Vị, Phế (theo ghi chép trong Lôi Công Bào Chích Luận và Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Vào kinh Tâm, Can, Phế (theo ghi chép trong Bản Thảo Tái Tân).
  • Vào kinh Tỳ, Vị, Phế (theo ghi chép trong Đông Dược Học Thiết Yếu).

7. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, hoắc hương có khả năng kháng những vi khuẩn phổ rộng, ức chế của nhiều vi khuẩn gây bệnh như: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus, Leptospirosis, liên cầu khuẩn tán huyết type A… Ngoài ra, hoắc hương còn có tính chống thối, tinh dầu hoắc hương làm tăng khả năng tiết dịch ở dạ dày và hệ tiêu hóa (theo Trung Dược học). Uống nước sắc hoắc hương rồi dùng X-quang theo dõi túi mật thì nhận thấy kích thuốc có thể làm co túi mật… Chính vì thế, hoắc hương được dùng cho những mục đích điều trị sau đây:

  • Điều trị vấn đề tiêu hóa: ợ nóng, tiêu chảy, khí đường ruột.
  • Điều trị vấn đề hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản.
  • Giảm đau trong bệnh Gút, đau đầu, chóng mặt.
  • Điều trị vấn đề đường tiết niệu: sỏi bàng quang, sỏi thận, đau, sưng bàng quàng.
  • Căng thẳng kéo dài, lo lắng, động kinh.
  • Điều trị đau dây thần kinh, lo lắng (cần kết hợp thêm với các loại thảo dược khác).

Theo y học cổ truyền:

  • Trị đi tả, nôn, giảm đau (theo ghi chép của Biệt Lục).
  • Bổ khí, ích vị khí (theo ghi chép trong Trân Châu Nang).
  • Trị chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ăn không tiêu (theo ghi chép của Thang Dịch Bản Thảo).
  • Trị nôn mửa, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, hôi miệng, giải cảm,  (theo ghi chép Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Giải cảm, thanh nhiệt ở tỳ vị do ăn không tiêu, đầy bụng (theo ghi chép của Đông Dược Học Thiết Yếu).

8. Liều dùng, cách dùng

Liều dùng: 8 – 12 gam mỗi ngày.

9. Bài thuốc

Hoắc hương được dùng để điều trị nhiều bệnh. Bạn có thể tham khảo thuocnam.mws.vn một số bài thuốc sau đây:

  • Trị nội thương sinh lạnh, ngoại cảm thương hàn vào mùa hè, đau đầu, sốt lạnh, tiêu chảy, tức bụng, đầy ngực: Sắc uống 12 gam hoắc hương, Đại phúc bì, Phục Linh, Khương bán hạ, Đại táo; 8 gam bạch chỉ, Cát cánh, Hậu phác, Tử tô; 6 gam Trần bì, 4 gam Cam thảo.
  • Trị thổ tả: 20 gam Trần bì, Hoắc hương diệp sắc uống lúc nóng.
  • Trị thổ tả, cảm nắng: 80 gam Hoạt thạch (sao), 8 gam Hoắc hương, 2 gam Đinh hương, tất cả đem tán thành bột, mỗi lần dùng hòa 8 gam uống với nước vo gạo.
  • Trị động thai, nôn ra nước chua, khí lên không xuống: 8 gam Hương phụ, Cam thảo, Hoắc hương tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 gam uống với nước sôi (có thể thêm ít muối cho dễ uống).
  • Trị chứng hôi miệng: Lấy nước sắc Hoắc hương súc miệng hằng ngày. Có thể thêm bạc hà vào bài thuốc cũng phát huy công dụng tương tự.
  • Trị lở loét: Lấy 2 vị Tế trà, Hoắc hương với lượng bằng nhau, đem đốt thành tro, trộn với dầu, để trên lá, đắp vào vùng da bị đau.
  • Trị đau bụng do trúng phải khí ác: Phối hợp Hoắc hương, Trầm thủy hương, Mộc hương, Nhũ hương, Súc sa mật.
  • Trị thương thử vào mùa hè, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, không muốn ăn uống: sắc uống Bội lan, Hoắc hương mỗi thứ 12 gam.
  • Trị chứng nôn nghịch do trúng hàn tà: Phối hợp Hoắc hương, Đinh hương, Mộc hương, Nhân sâm, Tử tô diệp, Sinh khương.
  • Trị ho, hàn thấp trệ bên trong, bụng đầy tức, nôn mửa, ít ăn: sắc uống 12 gam Hoắc hương diệp, Bán hạ (chế), Trần bì; 2 gam Đinh hương.
  • Trị chứng đầy bụng, tức bụng vùng vị quản, không muốn ăn, nôn mửa: Sắc 12 gam Hoắc hương diệp, Xích phục linh, Thương truật, Hậu phác, Đảng sâm; 6 gam Trần bì,  Bán hạ; 4g Cam thảo, Sinh khương (gừng) 3 lát, uống khi nóng.
  • Trị chứng đầy bụng, tức bụng vùng trung quản: Sắc uống 12 gam Hoắc hương, Hậu phác, Thanh mộc hương, Chỉ thực; 6 gam Sa nhân.
  • Trị chứng viêm mũi mạn tính: Tán bột 160g Hoắc hương trộn với mật heo đem vo thanh viên, mỗi lần dùng 4 gam uống với ly nước, dùng liên tục trong vòng 2 – 4 tuần.

10. Lưu ý

Khi dùng hoắc hương trị bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không dùng dược liệu trên cho đối tượng phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi, người bị mẫn cảm với vị thuốc.
  • Cây hoắc hương có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp. Do đó không dùng vị thuốc trên trong 2 tuần trước khi phẫu thuật.
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp, nhịp tim, xét nghiệm gan để theo dõi dấu hiệu tích tụ độc tố trong gan.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: