Vài nét về cây dướng
Cây dướng có tên khoa học là Broussonetia papyrifera, thuộc họ Dâu tằm.
Cây này cao to và có các dấu hiệu nhận dạng như:
- Cành non có lông tơ.
- Lá mọc so le nhau, mép lá có răng cưa hoặc xẻ thùy, mặt dưới có lông.
- Cuống lá lớn, có lông.
- Cụm hoa đực dài, mọc ở ngọn cành; cụm hoa cái tròn, phủ đầy lông.
- Quả khi chín có màu đỏ, rất mềm (1).
Cây dướng có công dụng gì?
Mỗi bộ phận của cây dướng có những công dụng riêng, cụ thể như sau:
1. Vỏ rễ
Vỏ rễ cây dướng có thể thu quanh năm, phơi khô. Theo thuocnam.mws.vn, nó vị cay, chát, tính bình và có các công dụng sau:
Cách dùng: mỗi ngày, lấy từ 9 – 15 g vỏ rễ, nấu lấy nước uống (1).
2. Quả
Quả dướng có vị cay chát, tính bình và có các công dụng sau:
Cách dùng: Lấy quả chín, rửa sạch, phơi khô rồi mỗi ngày, lấy từ 9 – 15 g quả, nấu lấy nước uống.
Ngoài ra, ở Trung Quốc, quả dướng còn được dùng điều trị viêm nhánh khí quản (kể cả cấp tính và mãn tính).
3. Lá
Lá cây dướng có vị ngọt, tính hàn và có nhiều công dụng như:
Cách dùng: lấy 9 – 15 g lá cây, nấu lấy nước uống (dùng lá tươi hay lá phơi khô đều được). Với lá thì ta nên hái vào mùa hè hoặc mùa thu (1).
Ghi chú:
- Hiện chưa có thông tin về độ an toàn của cây này đối với phụ nữ mang thai.
- Vui lòng hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Các nghiên cứu về cây dướng
- Hoạt tính chống oxy hóa: Theo tạp chí American Chemical Society and American Society of Pharmacognosy, kết quả nghiên cứu cho thấy cây dướng có chứa một số hoạt chất ức chế mạnh mẽ quá trình oxy hóa lipid do Fe 2+ gây ra, đó là broussoflavonols F, broussoflavan A và broussoaurone A (2). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí International Journal of Biological Macromolecules cũng công bố rằng chiết xuất từ quả dướng cũng chứa nhiều hoạt chất giúp chống oxy hóa đáng kể, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn (3). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy quả dướng chứa protein thô, chất béo thô và cacbohydrat. Vì vậy, nó có thể được dùng trong các chế phẩm bổ sung chế độ ăn uống (hoặc như một chất phụ gia thực phẩm) giúp tăng giá trị dinh dưỡng và chống oxy hóa (vì quả của nó cũng có chứa chất chống oxy hóa) (4).
- Hoạt tính chống ung thư: Theo tạp chí Phytochemistry Letters, chiết xuất từ vỏ cây dướng có chứa nhiều hoạt chất giúp chống tăng sinh, chống lại tế bào MCF-7 (ung thư vú) (5).
- Hoạt tính chống viêm: Theo tạp chí Bioorganic Chemistry, chiết xuất từ vỏ cây dướng có chứa nhiều hoạt chất (đặc biệt là flavonoid) giúp chống lại các tác nhân gây viêm (6).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: