Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây bóng nước (móng tay) và nhiều công dụng làm thuốc hay hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Còn cái tên “bóng nước”, có phải vì hoa của nó lấp loáng như bóng nước không nhỉ?

Bạn đã trồng cây này bao giờ chưa? Bạn đã từng ngắm hoa của nó? Loại màu trắng thì trắng bạch thuần khiết, loại màu đỏ thì rực rỡ diễm lệ, loại màu hồng thì dung dị nhẹ nhàng… nhìn là mê tít không rời mắt được!

Và một điều rất thú vị nữa là cây này rất dễ trồng. Vâng, dễ như trồng cải, trồng rau muống vậy!

Hoa bóng nước (móng tay)

Vài nét về cây bóng nước (móng tay)

Cây bóng nước (Impatiens balsamina) thuộc dạng thân thảo, mập và thường cao không quá 1 m. Lá cây mọc xen kẽ, có dạng răng cưa ở mép và hoa thì có nhiều màu, tùy theo loại. Quả của cây chứa nhiều hạt màu nâu, tròn như hạt cải (nhưng to hơn) và rất dễ nảy mầm.

Trong y học cổ truyền, hoa bóng nước còn được gọi là phụng tiên hoa và hạt của cây còn được gọi là cấp tính tử. Ngoài ra, cành, lá và rễ cây cũng được dùng làm thuốc (2).

Hoa bóng nước (móng tay) màu trắng

Cây bóng nước (móng tay) có tác dụng gì?

Vào mùa hạ, người ta thu lấy hoa, thân và cành cây đem phơi khô (nếu thu hạt thì đợi quả già, đem phơi khô rồi đập lấy hạt, sau đó sàng lọc và phơi lại cho khô hẳn).

Lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang bị rong kinh không được dùng.
  • Ba loại thường dùng làm thuốc là loại hoa đỏ, hoa trắng và hoa hồng.

1. Hoa bóng nước

Theo thuocnam.mws.vn, hoa của cây có vị ngọt, tính ấm, hơi độc và có các công dụng như:

  • Hoạt huyết (dùng trong trường hợp ứ huyết do đòn ngã tổn thương).
  • Giúp thông kinh nguyệt, điều trị bế kinh.
  • Giúp giảm đau.
  • Điều trị viêm khớp do phong thấp.

Cách dùng: mỗi ngày lấy từ 3 – 6 g hoa khô, nấu lấy nước uống (2).

Hoa bóng nước (móng tay) và quả

2. Cành lá

Cành và lá cây bóng nước có vị cay đắng, tính ấm và có nhiều công dụng như:

  • Khư phong, tiêu thũng.
  • Hoạt huyết, giảm đau.
  • Điều trị đau khớp xương do đòn ngã tổn thương và do phong thấp.
  • Điều trị tràng nhạc.

Cách dùng: mỗi ngày, sắc lấy nước uống từ 4 – 12 g theo hướng dẫn của thầy thuốc (2).

3. Hạt

Hạt bóng nước (cấp tính tử) được biết đến là vị thuốc có tính ấm, hơi độc và có một số công dụng như:

  • Hoạt huyết.
  • Thông kinh, điều trị bế kinh.
  • Tiêu tích, điều trị thũng khối tích tụ.

Cách dùng: nấu lấy nước uống từ 3 – 10 g hạt mỗi ngày (thuốc có vị đắng) (2).

Hạt bóng nước (móng tay)

Ngoài ra, với trường hợp khó sinh nở thì dân gian cũng dùng 8 g hạt cây bóng nước, nấu lấy nước uống (2).

4. Rễ

Ngoài lá, hoa và hạt thì rễ cây bóng nước cũng được dân gian dùng làm thuốc với nhiều công dụng như: làm thông kinh nguyệt, giúp máu huyết lưu thông (hoạt huyết), tiêu thũng, điều trị phong thấp, gân cốt đau buốt và đau yết hầu (tức chứng yết hầu cốt ngạnh) (2).

Bài thuốc kết hợp

Với trường hợp vô kinh, bế kinh, tụ hòn cục (bọc máu) trong bụng..., dân gian có nhiều cách điều trị từ cây này như:

  • Cách 1: nấu lấy nước uống từ 6 – 12 g hoa bóng nước (nếu không dùng hoa thì dùng 4 – 6 g hạt hoặc 12 – 20 g toàn cây).
  • Cách 2: dùng 6 g bóng nước cùng 6 g nga truật, 30 g ích mẫu và 6 g tam lăng, tất cả nấu lấy nước uống (2).

Phân biệt

Cây bóng nước được nói đến trong bài viết này là loại có hoa màu trắng, đỏ hoặc hồng (ba màu phổ biến được dùng làm thuốc), khác với cây bóng nước hoa vàng (Impatiens claviger) chỉ dùng lá làm thuốc điều trị nhiệt sang (lở do nắng nóng) (2).

Bóng nước hoa vàng

Ngoài ra, cũng cần phân biệt với cây bóng nước Trung Quốc (hay còn gọi là cây phượng tiên Trung Quốc, có tên khoa học là Impatiens chinensis). Cây này thường được dùng đắp ngoài da khi bị bỏng lửa và ung sang thũng độc (2).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: