Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây bòn bọt, cây dại có tác dụng điều trị 2 căn bệnh nguy hiểm

Cao chè vằng nguyên chất
Cây bòn bọt hay chè bọt là một loài cây hoang dại mang trong mình một công dụng điều trị bệnh vô cùng tuyệt vời. Theo các nghiên cứu thì cây thuốc này có tác dụng điều trị 2 loại bệnh nguy hiểm mà nhiều người thường hay mắc phải.

Theo kinh nghiệm dân gian cây bòn bọt được biết đến là một trong số ít những vị thuốc nam có tác dụng điều trị chứng phù thận hiệu quả.

Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” giáo sư Đỗ Tất Lợi có viết cây bòn bọt còn được gọi là chè bọt ( Vì từ xưa dân gian đã sử dụng cây khô bòn bọt để pha trà uống hàng ngày, chè pha uống thường có bọt nổi lên nên mới được người dân gọi là chè bọt).

Tên khoa học: Glochidion eriocarpum Champ, thuộc họ diệp hạ châu (1)

Mô tả

Theo mô tả của giáo sư Đỗ Tất Lợi, cây bòn bọt là một dạng cây gỗ nhỏ

  1. Lá và cành thường có lông nhỏ mịn, chiếu dài lá 6~8cm, chiều rộng 3cm.
  2. Hoa nhỏ màu vàng hoặc màu trắng mọc ra ở các nách lá
  3. Quả thường có màu tím đỏ, trên quả có nhiều khía đều nhau nhìn như hình bánh xe (2)

Các bạn có thể xem hình ảnh cây bòn bọt đính kèm ở bài viết này để thấy rõ hơn mô tả cây thuốc.

Cây bòn bọt mọc ở đâu?

Loại cây thảo dược quý này hiện nay chủ yếu mọc hoang ở các vùng đồi núi phía Bắc của

nước ta. Cây mọc nhiều ở các tỉnh như Hòa Bình, Ninh Bình, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Giang…. Chúng tôi chưa thấy nơi nào trồng và phát triển cây dược liệu này ở nước ta.

Bộ phận dùng và cách chế biến

Dân gian dùng cả lá và cành cây bòn bọt để làm thuốc, cách chế biến vô cùng đơn giản đó là đem cắt ngắn phơi khô để dùng dần mà không phải chế biến gì thêm.

Thành phần hóa học

Nghiên cứu trong nước

a) Một công trình của nhóm các nhà nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành thí nghiệm và phân lập được các hoạt chất trong cây bòn bọt Glochidion eriocarpum Champ: axit galic, etyl galat, 2 flavonol rhamnozit, tritecpen glucozit (3)

Nghiên cứu trên cũng đã tìm thấy khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn, kháng nấm của hợp chất trong cây bòn bọt.

b) Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 Giáo sư Đỗ Tất Lợi có đưa ra dẫn chứng về hiệu quả điều trị bệnh của cây bòn bọt tại bệnh viện 108 và bệnh viện tỉnh Bắc Giang như sau

Cách dùng của hai bệnh viên trên rất đơn giản đó là dùng lá bòn bọt khô 30g/ngày dưới dạng nước sắc cho 11 bệnh nhân bị phù thận, kết quả đáng ngạc nhiên.

  1. Điều trị hết phù thận cho 9 ca bệnh/11 ca
  2. Điều trị hết phù suy tim cho 3 ca bệnh/8 ca (5 ca không chữa được do bệnh đã quá nặng)
  3. Điều trị khỏi cho cả 3 ca bị phù do thiếu dinh dưỡng.

Cũng theo giáo sư Lợi thì các ca bệnh đã được điều trị bằng cây bòn bọt không phát hiện biến chứng nào, đặc biệt là hiệu quả rút phù rất nhanh, chỉ từ 3 ngày đến 15 ngày là bệnh nhân đã hoàn toàn hết phù toàn thân (2).

Nghiên cứu ở nước ngoài về cây bòn bọt

Nghiên cứu tại Khoa Dược, Đại học Khonkhaen, Thái Lan đã tiến hành phân lập sáu hoạt chất từ rễ và thân của cây bòn bọt Glochidion eriocarpum và cây Glochidion sphaerogynum được thử nghiệm chống lại sự phát triển của ba dòng tế bào khối u ở người, MCF-7, NCI-H-460 và SF-268.

Kết quả các nhà nghiên cứu tìm thấy có 3 hoạt chất trong cây bòn bọt thể hiện tác dụng ức chế mạnh đối với cả ba dòng tế bào khối u ở người (4)

Tính vị

Đông y cho rằng bòn bọt có vị hơi cay, chát, tính bình. Vào kinh tâm và thận (5)

Cây bòn bọt Glochidion eriocarpum Champ

Hình ảnh cây bòn bọt Glochidion eriocarpum Champ

Dựa theo kinh nghiệm dân gin và những nghiên cứu thực tiễn, ta có thể tổng hợp một số tác dụng chính của cây bòn bọt như sau:

Công dụng của cây bòn bọt

  • Điều trị bệnh phù thận, làm hết phù hiệu quả (2)
  • Điều trị bệnh viêm cầu thận (2)
  • Lợi tiểu, thông tiểu tiện (2)
  • Điều trị bệnh phù suy tim giai đoạn đầu (2)
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư (4)

Cách dùng cây bòn bọt

  • Cách dùng cây bòn bọt cực kỳ đơn giản, đó là lấy cây và lá phơi khô đun nước uống hàng ngày.
  • Liều dùng 30g lá, thân khô/ngày. Đun với khoảng 500ml nước, đun cạn còn khoảng 100ml ~ 150ml cho người bệnh uống hết trong ngày, uống liên tục trong thời gian từ 3 ngày đến 7 ngày đối với những trường hợp phù nhẹ (Tình trạng phù sẽ giảm dần)
  • Và dùng trong khoảng 7 ngày đến 15 ngày cho tới kho hết phù đối với những bệnh nhân bị phù toàn thân.

Biến chứng và tác dụng phụ

  • Theo tác giả cây bòn bọt không gây biến chứng trên lâm sàng
  • Ngoài cây bòn bọt Glochidion eriocarpum Champ như mô tả ờ trên, nước ta còn một giống bòn bọt khác có tên khoa học là Glochidion sphaerogynum cũng có chung một tác dụng. Loài này có hình dáng tương tự tuy nhiên thân và lá nhẵn không có lông.

Hình ảnh cây bòn bọt Glochidion sphaerogynum

Hình ảnh cây bòn bọt Glochidion sphaerogynum

Có thể nói, bòn bọt là một trong số ít những cây thuốc nam cho hiệu quả đối với bệnh phù thận và bệnh viêm cầu thận (một dạng bệnh phù thận mà hiện nay nhiều bệnh nhân mắc phải, nhất là trẻ nhỏ). 

Đặc biệt loại thảo dược này lại mọc hoang hóa khá nhiều ở nước ta, phát hiện cây thuốc này sẽ giúp ích cho nhiều bệnh nhân đặc biệt là các em nhỏ có cơ hội điều trị khỏi bệnh viêm cầu thận, tránh được các biến chứng cho các em nhỏ về lâu về dài sau này.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: