Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Ăn đậu ngự mang lại 8 lợi ích cho sức khỏe, bạn đã dùng chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây

Cao chè vằng nguyên chất

Trong đậu ngự có các chất gì?

Hạt đậu ngự chứa một lượng lớn chất đạm, chất béo, chất xơ và tro.

Bên cạnh đó, nó còn chứa một lượng lớn Ka li (467 mg/ 100 g), Phốt pho (136 mg/ 100 g), Ma giê (58 mg/ 100 g), Can xi (34 mg/ 100 g), vitamin C (23 mg/ 100 g)…, ngoài ra còn có Sắt, Na tri, Kẽm, Đồng, Se len, vitamin B6, E, K, Folate và Choline,… (2).

Chè đậu ngự

Sườn heo nấu đậu ngự đã tách vỏ

Đậu ngự – những công dụng vàng cho sức khỏe

Đậu ngự được biết đến với nhiều công dụng như:

  • Loại bỏ mỡ máu xấu, giúp tăng mỡ máu tốt và ổn định đường huyết (nhờ có chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan).
  • Giúp bảo vệ ruột non khỏi các tác nhân gây ung thư bằng cách vô hiệu hóa chúng, ngoài ra còn giúp hỗ trợ điều trị béo phì (nhờ có các enzyme Proteaz và enzyme Amylaz).
  • Giúp hạn chế các nguyên nhân gây bệnh ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và trực tràng (nhờ chứa các chất chống oxy hóa mạnh).
  • Làm sáng da tự nhiên từ bên trong (nhờ có Đồng).
  • Tốt cho xương (nhờ có Can xi và Ma giê).
  • Tốt cho máu và tóc (nhờ chứa Sắt).
  • Tốt cho quá trình tiêu hóa (nhờ chứa nhiều chất xơ).
  • Tốt cho tim mạch (nhờ có Ma giê, chất xơ và Folate) (2) (3).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng loại đậu này chỉ có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa, hạn chế rủi ro mắc bệnh chứ không phải thuốc điều trị. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa (mỗi tuần ăn một vài lần là được).

Đậu ngự

Chú ý: Đậu ngự phải được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn vì nếu ăn hạt sống (chưa chín hẳn) thì sẽ bị ngộ độc (4). Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên ăn loại đậu ngự có hạt màu tím sẫm vì loại này là hoang dại, chứa nhiều chất độc (1).

Một số nghiên cứu về đậu ngự

  • Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống ung thư: Theo tạp chí Peptides, hoạt chất lunatusin có trong hạt đậu ngự có hoạt tính chống nấm (chống lại Fusarium oxysporum, Mycosphaerella arachidicola và Botrytis cinerea), kháng khuẩn (chống lại các vi khuẩn Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Proteus vulgaris và Mycobacterium phlei), đồng thời cũng giúp ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư vú MCF-7) (5).
  • Hoạt tính hạ huyết áp: Theo tạp chí Journal of the Science of Food and Agriculture, các phân đoạn peptit từ đậu ngự có tác dụng hạ huyết áp trong ống nghiệm và trên thực nghiệm, vì vậy, nó được xem là có tiềm năng làm thành phần cho các thực phẩm chức năng (6).
  • Hoạt tính hạ mỡ máu: Theo tạp chí Pakistan Journal of Nutrition, kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy bổ sung thêm hạt đậu ngự đã nấu chín có thể giúp giảm đáng kể mỡ xấu trong máu. Vì vậy, loại đậu này được khuyến khích dùng để giảm mỡ máu và tăng cường sức khỏe tim mạch (7).
  • Hoạt tính hạ đường huyết: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ hạt đậu ngự có các hoạt chất giúp hạ đường huyết, vì vậy, nó được xem là có tiềm năng điều trị hoặc phòng bệnh tiểu đường type II (theo tạp chí Journal of the Science of Food and Agriculture) (8).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: