1/ Cây mực (phèn đen)
Cây mực có tên khoa học là Phyllanthus reticulatus Pọir – Phèn đen hay diệp hạ châu mạng là một loài thực vật có hoa trong họ Diệp hạ châu. Loài này được Poir. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1804
Hình dáng cây mực
Cây có lá giống lá rau ngót, quả nhỏ khi chín có màu tím. Nghe nói ngày trước quả thường dùng làm màu nhuộm, ngày còn nhỏ chúng tôi thường ăn quả cây này thấy có vị hơi ngọt và chát nhẹ.
Phân bố, thu hái và chế biến
Chúng tôi thấy cây phân bổ ở khắp các tỉnh thành từ Bắc trí Nam. Toàn bộ cây gồm lá, thân và rễ cây mực đều được dùng làm thuốc.
Công dụng của cây mực
Theo y học cổ truyền cây có tính mát thường dùng điều trị những bệnh sau:
- điều trị bí tiểu, tiểu rắt, tiểu có mủ do viêm nhiễm
- Thân cây còn dùng điều trị lên đậu
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh suy thận (Cây mực là 1 trong 4 vị thuốc của bài thuốc nam điều trị bệnh suy thận nổi tiếng ở Bình Định)
- Lá tươi có tác dụng điều trị rắn độc cắn
- điều trị chảy máu chân răng
Cách dùng, liều dùng
- điều trị bí tiểu: Cây khô 20-40g sắc nước uống hàng ngày.
- điều trị suy thận, thận hư:
- Cây quýt gai 20g, cây mực 20g,cây nổ 20g, cây muối 20g sắc với 1,5 lít nước, sắc cạn còn 700-800ml chia ra uống trong ngày.
- điều trị chảy máu chân răng: Lá khô, lá long não, xuyên tiêu (mỗi vị 20g) sắc nước uống hàng ngày.
- điều trị rắn độc cắn: Cây có tính sát khuẩn cao nên thường dùng lá tươi nhai đắp vào vết rắn cắn để tiêu độc.
2/ Cây quýt gai (Tầm xoọng )
Tên khoa học :Atalantia buxifolia. Thuộc họ Cam Rutaceae.
Quýt gai, thuộc họ cam, tên khác là quýt rừng, độc lực, cam trời, mến tên, tửu binh lặc. Là một cây nhỏ, mọc hoang ở vùng thấp tại hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du và hải đảo. Thường gặp ở bờ bụi, gò đống, bờ ruộng, ven đường.
Tên khác của cây quýt gai, cây cúc keo, quít hôi, cam trời, cây độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Đây là cây thuốc quý trên các vùng núi nghèo dinh dưỡng.
Cây quýt gai là một trong những cây thuốc quý cho sức khỏe. Trong đó dùng cây quýt gai chữa bệnh thận có tác dụng hiệu quả cho sức khỏe. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn về cây thuốc này để các bạn biết rõ hơn.
Mô tả cây quýt gai
- Cây nhỏ cao chừng 1m, thân có gai (Xem hình)
- Lá rất giống lá chanh
- Quả nhỏ bằng viên bi ve, quả quýt gai khi chín có màu đen (Xem hình)
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang khắp nơi ở miền Bắc và miền Trung nước ta, thường gặp ở những bờ rào, lẫn với cây tre hay cây bụi khác. Còn thấy mọc ở Trung Quốc (Quảng Châu có tên tửu bính lặc). Thường người ta dùng cành và lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Cách dùng
Ngày dùng 30-40g tươi.
Dùng điều trị bệnh thận hư
Thành phần:
- Quýt gai (Gai tầm xoọng): 20g
- Cây mực: ………. 20g
- Cây nổ: …………. 20g
- Cây muối:………. 20g
Sắc với 1 lít nước (sạch) uống trong ngày.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: