Ăn kiêng – nỗi khổ chỉ có người bị bệnh tiểu đường mới hiểu được ngay
Ăn uống không khoa học, tùy tiện, thích gì ăn nấy, quen ăn nhiều đồ ngọt, đồ dầu mỡ, uống rượu bia, nước ngọt quá nhiều,… chính là những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường Type 2. Một khi bị kết luận mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ như bị kết án “tù chung thân” vì bệnh này không có cách nào chữa khỏi hoàn toàn.
Nguyên nhân ở đâu thì phải điều trị ở đó. Để hạn chế sự phát triển trầm trọng của bệnh, bác sĩ thường đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn uống nhiều rau, ít béo, ít đường và phải kiêng khem nhiều thứ khiến cho bệnh nhân chán nản. Có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường đã chia sẻ với chúng tôi rằng, họ đã chán ngấy những bữa ăn với rau luộc, thịt nạc luộc và đã không còn niềm vui với việc ăn uống nữa.
Chị Thu Hà – 35 tuổi bị chẩn đoán bệnh tiểu đường cách đây 1 năm có chia sẻ rằng: “Để đảm bảo lượng đường không tăng cao, tôi tự xây dựng cho mình một chế độ ăn rất khắt khe, hầu hết là những món ăn cho người tiểu đường được bác sĩ khuyên. 50% lượng thức ăn hàng ngày đi vào cơ thể là rau luộc. Sau đó đến các loại ngũ cốc nguyên hạt, cá và thịt nạc. Tôi cũng hạn chế đồ ăn xào nấu. Nhiều khi đi đường nhìn các món ăn chiên xào rất hấp dẫn, toàn những món trước kia tôi rất thích nhưng nay cũng chẳng dám ăn. Nhiều khi cảm thấy, việc ăn uống thật khổ sở và không thấy ngon miệng chút nào.”
Tại sao cần phải xây dựng chế độ ăn kiêng hợp lý?
Mặc dù các món ăn cho người tiểu đường thường chỉ là rau luộc, hấp, cá hấp, thịt nạc,…rất nhàm chán nhưng người bệnh vẫn buộc phải tuân thủ theo. Bởi vì chế độ ăn khoa học là cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát đường huyết trong máu, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nếu không áp dụng chế độ ăn kiêng khoa học, điều gì sẽ xảy ra đối với bệnh nhân tiểu đường? Nếu vẫn ăn uống một cách “xả láng”, lượng đường huyết trong cơ thể bạn sẽ tiếp tục tăng cao. Tuyến tụy không sản xuất ra đủ insulin hoặc insulin không hoạt động dẫn tới lượng đường glucose đi vào cơ thể qua đường thức ăn không thể được chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi tế bào. Lượng đường trong máu cao có thể cản trở lưu thông máu, tăng áp lực bài tiết đến thận, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển,…
– Biến chứng tim mạch: nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ và dẫn đến tử vong
– Biến chứng thận: suy thận
– Biến chứng bàn chân: cụt chân do nhiễm trùng, hoại tử
– Biến chứng mắt: suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa
– Biến chứng nhiễm trùng: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tiết niệu,…
Để phòng ngừa những biến chứng này xảy ra, cách duy nhất là duy trì chế độ ăn uống hợp lý với những món ăn cho người tiểu đường phù hợp nhất.
Bí quyết nấu 3 món ăn cho người tiểu đường cực thơm ngon, bổ dưỡng
Để giúp người bệnh tiểu đường vừa có chế độ dinh dưỡng phù hợp mà không chị chán, chúng ta có thể chế biến những món ăn rất thơm ngon, bổ dưỡng sau đây:
Canh mướp đắng nhồi thịt
Mướp đắng có tác dụng làm tăng đáng kể sự dung nạp glucose ở 73% bệnh nhân tiểu đường type 2. Đồng thời, trong mướp đắng cũng có 4 loại chất quan trọng giúp kích hoạt enzyme vận chuyển glucose từ máu vào tế bào. Đây chính là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho người bệnh tiểu đường.
Cách chế biến món mướp đắng xào thịt như sau: Mướp đắng cắt thành từng khúc nhỏ, bỏ ruôt, thịt nạc đem xay hoặc băm nhuyễn, trộn thêm chút gia vị cho vừa miệng và một chút hành hoa. Cho thịt nhồi vào trong ruột quả mướp đắng và cho vào nồi hấp chín. Món ăn cho người tiểu đường này vừa bổ dưỡng, thanh đạm mà cũng rất dễ thực hiện, dùng để cải thiện bữa ăn hằng ngày.
Canh bí đỏ
Bí đỏ có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, kích thích tuyến tụy sản sinh ra nhiều insulin phục vụ cho quá trình chuyển hóa Glucose. Hơn thế, trong bí đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất nhưng lại cung cấp ít năng lượng nên có thể kiểm soát cân nặng ở người bệnh tiểu đường bị béo phì. Nếu chán món bí đỏ hấp thì bạn có thể sử dụng canh bí đỏ để đổi khẩu vị nhé!
Cách làm món ăn cho người tiểu đường từ bí đỏ: Bí đỏ đem bỏ vỏ và hạt, cắt miếng vừa ăn. Cho xương sườn vào đun sôi, bỏ đi nước đầu và rửa lại xương. Đem đi ninh cho hơi nhừ, sau đó bỏ bí đỏ vào ninh cùng đến khi mềm thì cho thêm hành hoa vào sử dụng. Lưu ý là bạn không nên cho thêm dầu hoặc đường vào mà chỉ thêm một chút muối và có thể thêm quế nếu bạn thích. Nếu không muốn dùng xương hầm thì bạn có thể thay bằng thịt nạc viên nhé!
Cháo cà rốt
Cà rốt là một trong những loại thực phẩm rất giàu vitamin A và những enzyme có lợi cho quá trình chuyển hóa của cơ thể. Đặc biệt là nó cung cấp thêm lượng lớn insulin thực vật có khả năng giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.
Cách làm cháo cà rốt – món ăn cho người tiểu đường này như sau: Cà rốt rửa sạch, cắt thành miếng và nấu chung với cháo cho nhừ. Có thể ăn vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối trong ngày.
Các món ăn khác
Ngoài 3 món kể trên, còn rất nhiều món ăn cho người tiểu đường khác rất thơm ngon, bổ dưỡng khác mà bạn có thể tự chế biến như: nấm xào cải xanh, ốc bươu bung củ chuối, canh tôm lá tía tô, canh hẹ, thịt nạc xào cần tây,… Bạn có thể linh động chế biến các món ăn từ rau củ quả mà mình yêu thích thành những món lạ và hấp dẫn hơn để tránh sự nhàm chán trong các bữa ăn nhé!
Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng Dinh dưỡng F1
Bên cạnh việc chế biến các món ăn cho người tiểu đường vào bữa ăn chính, chúng ta cũng cần chú ý đến bữa ăn phụ. Trong đó có bữa phụ vào khoảng 9h30 sáng và 16h chiều. Trong 2 bữa ăn này, người bệnh nên bổ sung thêm những loại ngũ cốc nguyên hạt với lượng vừa phải. Để đảm bảo lượng dinh dưỡng phù hợp nhất, chúng tôi xin giới thiệu sản phẩm Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt.
Dinh dưỡng F1 cung cấp cho người tiểu đường một lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cực lớn để thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt, nó còn cung cấp magie – tác nhân chính kích thích sản sinh insulin để đảm bảo đường huyết luôn ở mức ổn định. Sử dụng sản phẩm này vào các bữa phụ thay thế cho sữa hoặc hoa quả sẽ cực kỳ có lợi.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: